Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hệ thống kiến thức cơ bản về các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ Văn lớp 12

Hệ thống kiến thức cơ bản về các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ Văn lớp 12

VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn tài liệu ôn tập Ngữ văn lớp 12 học kì 2: Hệ thống kiến thức cơ bản về các tác phẩm tự sự. Tài liệu đưa ra những kiến thức trọng tâm và chủ đạo của các tác phẩm, giúp các bạn học sinh nắm rõ và vận dụng hiệu quả vào bài làm của mình. Mời các bạn tham khảo.

Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài

So sánh nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ với người đàn bà làng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Tài liệu ôn tập môn Văn lớp 12 học kì 2

STTTác phẩm
tác giả- thể loại
Cốt truyệnChủ đề
1Truyện ngắn
"Vợ chồng APhủ"
(Tô Hoài) - 1953
Mị là một cô gái Mèo trẻ, đẹp, đã có người yêu nhưng bị người nhà thống lí Pá Tra bắt về làm con dâu (vợ A Sử) để gạt nợ. Cô bị bóc lột sức lao động, bị chà đạp nhưng cô phải cam chịu, sống tủi nhục. Còn A Phủ, một thanh niên mồ côi, gan góc vì đánh A Sử nên bị phạt vạ phải làm con nợ cho nhà thống lý Pá Tra. Vì hổ vồ mất bò nên anh bị trói suốt ngày đêm. Cảm thương người đồng cảnh ngộ nên Mị đã vượt qua sự sợ hãi, mạnh dạn cởi trói cho A Phủ. Mị và A Phủ cùng chạy trốn khỏi nhà thống lí. Sau đó, họ trốn đến Phiềng Sa và trở thành vợ chồng, tham gia du kích, cùng đồng đội giải phóng quê hương.

- Tác phẩm phản ánh: Cuộc sống cùng khổ, bế tắc và sức sống tiềm tàng khát vọng tự do - hạnh phúc của những người dân lao động nghèo miền núi .

- Nhà văn thức tỉnh họ và đưa họ đến với cách mạng, mở ra cho họ một cuộc sống mới.

2Truyện ngắn
"Vợ nhặt"
(Kim Lân) -1955
Tràng là một chàng lao động nghèo, thô kệch, chưa có vợ, sống ở xóm ngụ cư. Trong lúc nạn đói đang hoành hành, Tràng lại "nhặt được vợ" chỉ qua 2 lần gặp và 4 bát bánh đúc. Việc Tràng có vợ làm cho xóm làng ngạc nhiên, bàn tán, và lo lắng. Còn mẹ Tràng thì từ ngạc nhiên đến vừa mừng, vừa tủi, vừa xót xa thương cho đôi trẻ. Buổi sáng đầu tiên có vợ, Tràng đã có sự thay đổi về ý thức, tình cảm, trách nhiệm đối với gia đình. Bà cụ Tứ đã đón con dâu bằng một "mâm cỗ" đạm bạc ngày đói và những câu chuyện vui ở tương lai. Kết thúc câu chuyện là niềm hy vọng của con người cùng khổ, niềm hy vọng ấy được loé lên về sự đổi đời từ hình ảnh "lá cờ đỏ bay phấp phới của Việt Minh".

- Tố cáo xã hội thực dân - phong kiến đẩy con người vào nạn đói khủng khiếp, khiến mạng người trở nên rẻ rúng.

- Ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp tình người, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và niềm hy vọng vào cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà cách mạng đem đến.

3Truyện ngắn
"Rừng xà nu"
(Nguyễn Trung Thành) 1965

- Làng Xô - Man ở giữa rừng Xà nu, trong tầm đại bác của giặc.

- TNú - người con của làng sau 3 năm tham gia quân giải phóng - về thăm làng. Cụ Mết - già làng đã kể lại cho dân làng nghe về cuộc đời của TNú và dân làng ngày trước: TNú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, dân làng nuôi anh. Lúc nhỏ, anh cùng với Mai tiếp tế và nuôi dấu cán bộ Cách Mạng. TNú bị địch bắt và tra tấn dã man nhưng anh không khai. Sau 3 năm anh vựơt ngục trở về tiếp tục hoạt động và kết duyên cùng với Mai. Không bắt được TNú, bọn giặc bắt mẹ con Mai tra tấn. TNú xông ra để cứu vợ con nhưng không được. TNú bị giặc bắt và đốt 10 đầu ngón tay. Trước cảnh tượng như vậy, cụ Mết chỉ huy dân làng đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt bọn ác ôn.

- Kết thúc tác phẩm là cảnh rừng xà nu hùng tráng, bất diệt.

- Tác phẩm phản ánh quá trình trưởng thành trong nhận thức cách mạng của dân làng Xô-Man, cũng như của đồng bào Tây Nguyên.

- Chân lý tất yếu mà họ nhận ra là: Chỉ có dùng bạo lực cách mạng mới có thể đè bẹp được bạo lực phản cách mạng.

4Truyện ngắn
"Những đứa con trong gia đình"
(Nguyễn Thi) 1966

- Truyện kể về gia đình của nhân vật Việt. Cả cha và mẹ đều bị giặc giết. Hai chị em cùng xung phong tòng quân giết giặc trả thù nhà đền nợ nước, nối tiếp truyền thống của gia đình. Trong một trận đánh Mĩ, Việt hạ được một xe bọc thép của địch nhưng anh lại bị thương nặng và lạc đồng đội 3 ngày. Trong cơn mê, anh nhớ về quê hương, gia đình. Đó là mảnh đất Bến Tre, là chị Chiến, chú Năm, ba, má và những kỉ niệm tuổi thơ.

- Kết thúc câu chuyện là việc anh Tánh và đơn vị tìm được Việt.

- Ca ngợi tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình và của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
5Truyện ngắn
"Chiếc thuyền ngoài xa"
(Nguyễn Minh Châu) 1983

- Trưởng phòng yêu cầu Phùng - anh phóng viên nhiếp ảnh - đi "săn ảnh" để chuẩn bị làm lịch tết. Phùng đã đến săn ảnh ở một vùng biển. Phùng thu được vào máy ảnh của mình một bức tranh có vẻ đẹp toàn bích - chiếc thuyền trong sương sớm. Nhưng ngay sau đó, Phùng tình cờ chứng kiến một sự thật oái oăm, nghiệt ngã của gia đình ngư dân trên chiếc thuyền ấy: người chồng đánh vợ; vợ thì cam chịu còn các con thì có thái độ phản ứng. Rồi Phùng đã có mặt trong buổi toà án huyện làm việc với người phụ nữ bị chồng ngược đãi ấy, Phùng chứng kiến cảnh người đàn bà không chịu bỏ chồng.

- Kết quả của chuyến đi là anh có những tấm ảnh được treo ở nhiều nơi, không những trong năm ấy mà mãi về sau. Người phóng viên cứ thấy hiện ra sau bức tranh đẹp ấy là bóng dáng, cuộc sống tù đọng, nhẫn nhục của những ngư dân vùng biển.

- Tác phẩm thể hiện tình yêu tha thiết của nhà văn với những cảnh đời, thân phận trớ trêu của người lao động.

- Đồng thời nhà văn gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn bó với cuộc đời và vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều.

6Kịch
"Hồn Trương Ba, da hàng thịt"
(Lưu Quang Vũ) 1983

- Truyện về nhân vật Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết.

- Trú nhờ linh hồn trong thể xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: Lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ..mà bản thân Trương Ba đau khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Đặc biệt thân xác anh hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn không phải của chính bản thân ông.

- Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả xác cho anh hàng thịt và chấp nhận cái chết.

Qua tác phẩm, tác giả khẳng định:

+ Được sống làm người quý giá thật. Nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn hài hòa giữa thể xác và tâm hồn còn quý giá hơn.

+ Con người phải luôn đấu tranh với nghịch cảnh, chống lại sự tầm thường, dung tục để hòan thiện nhân cách.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm