HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu
Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu
HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung tính chất của axit nitric. Từ đó vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.
HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do
A. HNO3 tan nhiều trong nước.
B. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường
C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
D. dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do dung dịch HNO3 bị phân hủy 1 phần tạo thành một lượng nhỏ NO2.
Đáp án D
Axit nitric
Axit nitric là gì?
Axit nitric là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học HNO3. Axit nitric tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm.
Trong tự nhiên, axit nitric hình thành trong những cơn mưa giông kèm sấm chớp và hiện nay chúng là một trong những tác nhân gây ra mưa axit.
Nồng độ Axit nitric
Axit nitric thương mại có nồng độ 68%.
Khi dung dịch có chứa hơn 86% HNO3, nó được gọi là axit nitrit bốc khói.
Tùy thuộc vào số lượng nitrogen dioxide Hiện nay, axit nitrit bốc khói được mô tả như là axit nitrit bốc khói trắng hoặc axit nitrit bốc khói đỏ, ở nồng độ trên 95%.
Tính chất vật lí của axit nitrit
Axit nitrit là chất lỏng hoặc khí không màu, tan tốt trong nước (C<65%)
Trong môi trường tự nhiên, axit nitrit có màu vàng nhạt do sự tích tụ của oxit nitơ.
Nhiệt độ đông đặc: -42oC
Nhiệt độ sôi: 83oC
Dưới tác dụng của ánh sáng, HNO3 bị phân hủy tạo thành nitơ dioxit NO2 (nhiệt độ thường).
4HNO3 → 4NO2 + 2H2O + O2
Ở nhiệt độ cao, nitơ đioxit bị hòa tan bởi axit HNO3 thành dung dịch có màu vàng hoặc đỏ.
Là một axit có tính ăn mòn cao, cực độc, dễ bắt lửa.
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng lọ Axit nitric đặc trong phòng thí nghiệm có màu nâu vàng hoặc nâu là do.
A. Axit nitricAxit nitric oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu
B. Axit nitric tự oxi hóa thành hợp chất có màu
C. Axit nitric bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng
D. Axit nitric hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.
Câu 2. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế HNO3 từ
A. NH3 và O2
B. NaNO2 và H2SO4 đặc
C. NaNO3 và HCl đặc.
D. NaNO3 và H2SO4 đặc.
Câu 3. Axit nitric đặc, nóng phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. FeCO3, FeO, NH3, Ag
B. FeCO3, CuO, NH3, Pt
C. FeCO3, NH3, CO2, Au
D. CaO, NH3, Au, FeCl2
-------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.