Hoạt động trải nghiệm 7 Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen

HĐTN 7 bài 1 Chân trời sáng tạo

Mời các bạn tham khảo Giải Hoạt động trải nghiệm 7 Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu bao gồm đáp án cho tất cả các phần, các mục trong SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 theo từng chủ đề, được trình bày chi tiết dễ hiểu giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức được học. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Nhiệm vụ 1. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống

1. Chỉ ra một số điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống.

Trả lời:

1. Điểm mạnh:

  • Năng nổ, hoạt bát
  • Có khả năng nói trước đám đông.
  • Mạnh dạn, tự tin.
  • Tính kỉ luật cao, trung thực.
  • Có năng khiếu nghệ thuật.
  • Thành thạo tin học văn phòng.
  • ...

Điểm yếu:

  • Dễ nổi nóng, thiếu bình tĩnh.
  • Nhút nhát, rụt rè.
  • Thiếu tự tin trước đám đông.
  • Hướng nội, ngại giao tiếp.
  • Trình độ ngoại ngữ chưa tốt.
  • ...

2. Nêu điểm mạnh mà em tự hào nhất và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục nhất.

Nhiệm vụ 1 trang 8, 9 HĐTN lớp 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

- Điểm mạnh mà em tự hào nhất: tự tin, nói to dõng dạc, khả năng thuyết trình trước đám đông tốt.

- Điểm hạn chế mà em muốn khắc phục: ngủ muộn, giờ giấc sinh hoạt chưa khoa học.

3. Chia sẻ cách em đã phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế của bản thân.

Gợi ý:

- Điểm mạnh của N. là học tốt môn Tiếng Anh. N. quyết định sẽ rèn luyện để phát huy điểm mạnh của mình bằng cách:

+ Học thêm từ mới tiếng Anh mỗi ngày.

+ Luyện phát âm và tích cực giao tiếp với người nước ngoài.

- K. đặt mục tiêu khắc phục điểm hạn chế của mình là thiếu tự tin trong giao tiếp bằng cách:

+ Chủ động nói chuyện với người thân, bạn bè về các vấn đề trong cuộc sống.

+ Chăm đọc sách để nâng cao kiến thức.

Trả lời:

- Đọc phần gợi ý trong SGK trang 9, sau đó chia sẻ về những điểm mạnh, điểm hạn chế và cách rèn luyện của mỗi cá nhân.

- Mỗi cá nhân sẽ có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Học sinh cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để hoàn thiện kĩ năng bản thân.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu khả năng kiểm soát cảm xúc của em

1. Chỉ ra cách em kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Nghe bạn thân nói không đúng về mình

Tình huống 2: Bị bố mẹ mắng nặng lời.

Tình huống 3: Bị các bạn trong nhóm phản bác ý kiến khi tranh luận.

Trả lời:

- Tình huống 1: hít thở đều, bình tĩnh nói chuyện và giải thích về điều bạn đang hiểu lầm mình.

- Tình huống 2: hít thở đều, suy nghĩ về những điều tích cực của bố mẹ hoặc nghe nhạc nhẹ, đọc sách.

- Tình huống 3: giữ bình tĩnh, kiềm chế cơn nóng giận và hỏi lí do các bạn phản bác ý kiến của mình.

2. Trao đổi về các biện pháp kiểm soát cảm xúc.

Gợi ý:

- Hít thở đều và tập trung vào hơi thở.

- Lấy 1 cốc nước uống từng ngụm nhỏ.

- Đếm 1,2,3,... và tập trung vào việc đếm.

- Suy nghĩ về những điều tích cực.

- Không giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong người.

- ...

Trả lời:

Các biện pháp kiểm soát cảm xúc:

- Cố gắng đừng suy nghĩ nhiều về vấn đề gây ra cảm giác tức giận trong bạn.

- Cố gắng chấp nhận rằng cảm xúc tiêu cực xảy đôi khi không thể tránh khỏi và động viên bản thân để cảm thấy tốt hơn.

- Thư giãn bằng các hoạt động như đọc sách, đi bộ, thiền hoặc nói chuyện với bạn bè

Nhiệm vụ 3. Rèn luyện thói quen ngăn nắp, sạch sẽ tại gia đình

1. Chia sẻ những việc làm thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ của em ở gia đình và ở trường.

Trả lời:

Những hành động em có thể làm:

+ Sắp xếp tủ quần áo

+ Lau tủ lạnh

+ Vệ sinh bếp sạch sẽ

+ Lau dọn nhà vệ sinh

+ Lau cửa kính, cửa sổ

+ Quét dọn các phòng

+ Giữ bàn học sạch sẽ

+ Để sách vở gọn gàng

2. Chỉ ra những việc làm dưới đây đã trở thành thói quen của em.

- Bày sách vở bừa bộn trên mặt bàn.

- Vứt cặp sách lung tung mỗi khi đi học về.

- Thay, giặt quần áo thường xuyên.

- Quy định vị trí cho mỗi đồ dùng.

- Xếp tài liệu, sách vở ngay ngắn.

- Gấp chăn màn mỗi khi ngủ dậy.

- Quét nhà, lau nhà mỗi ngày.

- Đánh răng, rửa mặt mỗi ngày.

Trả lời:

- Học sinh thảo luận những việc đã trở thành thói quen trong các hành động được liệt kệ.

- Khuyến khích học sinh rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở nhà và ở trường.

3. Em đã thực hiện thường xuyên những việc làm nào để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ trong học tập và cuộc sống?

Trả lời:

- Nhận biết thói quen bản thân cần rèn luyện.

- Đặt mục tiêu rèn luyện rõ ràng.

- Lên kế hoạch để thực hiện những hoạt động phù hợp để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

- Chú ý thực hiện những hành động đó thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần để tạo thành thói quen.

- Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: vệ sinh cá nhân hằng ngày, gấp gọn chăn màn sau khi thức dậy,...

4. Chỉ ra ảnh hưởng của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ đến học tập và cuộc sống của em.

Nhiệm vụ 3 trang 10 HĐTN lớp 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

- Khi có thói quen ngắn nắp, gọn gàng, sạch sẽ em sẽ tiết kiệm được thời gian tìm kiếm đồ đạc cũng như thời gian dọn dẹp. Không gian thoải mái tạo cảm hứng trong quá trình học tập và làm việc.

- Ngược lại nếu có thói quen bừa bộn, thiếu ngăn nắp, em sẽ mất nhiều thời gian cho việc tìm đồ, ảnh hưởng tới thời gian làm việc hữu ích. Không gian sống và học tập bừa bộn gây mất thiện cảm với những người xung quanh.

Nhiệm vụ 4. Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình

1. Thực hiện thường xuyên những việc làm sau để tạo thói quen ngăn lắp, gọn gàng:

Trả lời:

- Học sinh thảo luận về ảnh hưởng của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ đến học tập và cuộc sống. Tìm hiểu nguyên nhân của những thói quen để phát huy và khắc phục.

- Ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ sẽ tạo không gian sống tốt, từ đó tăng hiệu quả học tập, làm việc.

2. Thực hiện thường xuyên những việc sau để tạo thói quen sạch sẽ:

Trả lời:

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện những việc làm thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình và chụp ảnh ghi lại kết quả. Sau đó mang các sản phẩm, ảnh chụp đến lớp để trưng bày theo nhóm.

- GV yêu cầu học sinh sắp xếp trưng bày sản phẩm theo nhóm, từng thành viên giới thiệu những việc mình đã làm để giữ nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.

3. Chia sẻ kết quả thực hiện những việc làm trên và những việc làm thường xuyên khác của em để tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình.

Kết quả thực hiện các việc làm ở mục 1 + 2:

  • Nhà cửa luôn ngăn nắp, gọn gàng.
  • Không gian sống thoáng đãng, sạch sẽ.
  • Sức khoẻ của các thành viên trong gia đình được đảm bảo và cải thiện.
  • Rèn luyện được những thói quen tốt.
  • ...

Một số việc làm thường xuyên khác của em để tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình:

  • Nhổ cỏ, phát quang, làm vệ sinh sân vườn sạch sẽ.
  • Thường xuyên rửa, vệ sinh các đồ dùng, dụng cụ nhà bếp của gia đình.
  • Sử dụng sáp, túi thơm,... để khử mùi nhà vệ sinh.

.............................

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Hoạt động trải nghiệm 7 Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen sách Chân trời sáng tạo. Mời các bạn vào chuyên mục Giải HĐTN 7 trên VnDoc để xem lời giải những bài tiếp theo nhé. Chuyên mục tổng hợp lời giải cho các câu hỏi trong SGK Hoạt động trải nghiệm 7 theo từng đơn vị bài học, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức được học hiệu quả.

Ngoài Soạn HĐTN 7, mời các em học sinh tham khảo thêm các tài liệu học tập lớp 7 sách Chân trời sáng tạo như: Toán 7, Ngữ văn 7.... để có kiến thức tổng hợp tất cả các môn nhé.

Đánh giá bài viết
3 758
Sắp xếp theo

    Hoạt động trải nghiệm 7 CTST

    Xem thêm