Hoạt động trải nghiệm 7 Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh

Mời các bạn tham khảo Giải Hoạt động trải nghiệm 7 Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh sách Cánh diều. Tài liệu bao gồm đáp án cho tất cả các phần, các mục trong SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7, được trình bày chi tiết dễ hiểu giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức được học. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

1. Tìm hiểu các di tích, danh lam thắng cảnh

Giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh ở các vùng, miền của đất nước mà em biết.

Gợi ý:

+ Tên di tích, danh lam thắng cảnh;

+ Nêu đặc trưng của di tích, danh lam thắng cảnh;

+ Những hành động, việc làm của du khách khi đến thăm các di tích, danh lam thắng cảnh này.

Hướng dẫn trả lời

Giới thiệu về di tích lịch sử Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỉ 19, ban đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi thành đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ vua Trần Hưng Đạo. Trải qua rất nhiều lần bị phá bỏ và qua rất nhiều người thì cuối cùng vào năm 1865, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra tu sửa lại ngôi đền. Ông cho xây them đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ đông đi ra đảo Ngọc gọi là Cầu Thê Húc, bên trái có Đài Nghiêng và phía đông có Tháp Bút - tượng trưng cho nền văn vật. Đền Ngọc Sơn được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam. Trong đền có nhiều câu đối, hoành phi và vật bài trí linh thiêng. Mái đình có hình vuông, có tam mái, mái hai tầng có tám cột chống đỡ. Sự kết hợp giữa bốn cột trong bằng gỗ và bốn cột ngoài bằng đá tạo nên sự tôn nghiêm và nét riêng cho di tích lịch sử này. Người dân thủ đô thường đến để đây dâng hương cầu nguyện. Những du khách khi có dịp ghé qua cũng đều vào thắp hương tưởng nhớ các thánh nhân và cầu an.

2. Hành vi nên và không nên khi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh

Nêu những hành vi nên và không nên khi tham quan di tích, danh lam thắng cảnh.

Hướng dẫn trả lời

- Những việc nên làm:

+ Ăn mặc chỉnh tề, lịch sử, phù hợp với từng địa điểm

+ Không vứt rác bừa bãi

+ Đi nhẹ nói khẽ

+ Không tự ý sờ hay dịch chuyển hiện vật

- Những việc không nên làm:

+ Hái hoa, bẻ cành

+ Tự ý sờ tay, dịch chuyển hiện vật

+ Đùa nghịch, chạy nhảy, nói tục, chửi bậy trong khuôn viên khu di tích, danh lam.

3. Cùng tham gia bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh

Câu 1: Tổ chức phiên họp bàn tròn với chủ đề Chung tay bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Phiên họp bàn tròn:

- Thành viên cuộc họp ngồi xung quanh một chiếc bàn, không phân biệt vị trí, chức danh, tuổi tác…

- Tạo điều kiện cho sự trao đổi ý kiến bình đẳng, cởi mở giữa những người tham gia. Mọi quan điểm đều được tôn trọng và xem xét.

Hoạt động 3 trang 46 HĐTN lớp 7 | Cánh diều

Gợi ý đóng vai các thành phần tham gia phiên họp:

+ Nhà trường;

+ Gia đình;

+ Các đoàn thể ở địa phương (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,...);

+ Cơ quan văn hóa phụ trách về di tích (Phòng Văn hóa – Thông tin của quận/huyện);

+ Các nhóm tình nguyện trong cộng đồng.

Gợi ý cách tổ chức phiên họp:

Phân công người đóng vai các thành phần tham gia, người chủ trì, thư kí phiên họp

Các thành viên trình bày, trao đổi về những việc mình có thể làm để bảo vệ, giữ gìn di tích, danh làm thắng cảnh ở địa phương

Người chủ trì điều khiển quá trình thảo luận, tổng kết nội dung, đưa ra thông điệp của phiên họp

Hướng dẫn trả lời

Tổ chức phiên họp:

- Phân công người đóng vai các thành phần tham gia phiên họp:

+ Nhà trường: Đại diện BGH nhà trường đến dự phiên họp

+ Gia đình: Chi hội trưởng – đại diện cha mẹ học sinh

+ Cơ quan đoàn thể địa phương: Đại diện Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên

+ Cơ quan văn hoá phụ trách về di tích (Phòng Văn hoá - Thông tin của quận/huyện)

+ Người chủ trì

+Thư ký phiên họp

- Các thành viên trình bày, trao đổi về những việc mình làm có thể làm để bảo vệ, giữ gìn các di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương. Ví dụ:

+ Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh chung theo quy định của khu di tích

+ Nhắc nhở, tuyên truyền tới tất cả mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa thông qua băng rôn, áp phích, loa đài,…

+ Tổ chức các chương trình tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc hình thành di tích

+ Tham gia vào các chương trình tình nguyện để cải tạo di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- Người chủ trì có trách nhiệm điều khiển quá trình thảo luận, tổng kết nội dung, đưa ra thông điệp của phiên họp.

Câu 2

Cùng cam kết thực hiện các hành vi, việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh mà em đến tham quan.

Hướng dẫn trả lời

HS tự thực hiện.

......................

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Hoạt động trải nghiệm 7 Bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh sách Cánh diều. Mời các bạn vào chuyên mục Giải HĐTN 7 trên VnDoc để xem lời giải những bài tiếp theo nhé. Chuyên mục tổng hợp lời giải cho các câu hỏi trong SGK Hoạt động trải nghiệm 7 theo từng đơn vị bài học, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức được học hiệu quả.

Ngoài Soạn HĐTN 7, mời các bạn tham khảo lời giải các môn khác sách Cánh Diều như Ngữ văn 7 CD, Khoa học tự nhiên 7... để có kiến thức tổng hợp tất cả các môn nhé.

Đánh giá bài viết
3 1.294
Sắp xếp theo

    Hoạt động trải nghiệm 7 CD

    Xem thêm