Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hỏi Chung

  • Trang Nguyễn Hỏi Chung
    2 6 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    000 000

    Muốn biết về tiền thân của trường phái quản trị định lượng ta cần hiểu về tiền thân của trường phái quản trị định lượng là lí thuyết quản trị cổ điển và theo đó ta thấy với trường phái quản trị định lượng cố gắng kết hợp lí thuyết quản trị cổ điển và khoa học hành vi thông qua việc sử dụng các mô hình thống kê và mô phỏng và với các lí thuyết trường phái quản trị định lượng phát triển theo 4 bộ phận:

    Quản trị vận hành và thực hiện hoạt động quản trị các hoạt động kinh doanh để tạo ra mức hiệu quả cao nhất có thể trong một tổ chức, bao gồm việc kết hợp và chuyển đổi nguyên vật liệu và lao động, vốn để trở thành hàng hóa và dịch vụ.

    Hệ thống thông tin quản lí và đây được xem là một tập hợp các hệ thống và qui trình thu thập dữ liệu từ một loạt các nguồn, dịch lại và trình bày ở định dạng có thể đọc được với các nhà quản lí sử dụng hệ thống thông tin quản lí để tạo ra các báo cáo mang lại cho họ cái nhìn tổng quan, toàn diện về tất cả thông tin họ cần để đưa ra quyết định, từ các chi tiết nhỏ nhặt hàng ngày đến chiến lược cấp cao nhất.

    Lí thuyết quản trị hệ thống: tin rằng một hệ thống là một tập hợp các bộ phận được kết hợp lại với nhau để hoàn thành một số mục tiêu cuối cùng và ta thấy theo khái niệm căn bản của lí thuyết này, nếu một hệ thống hoạt động tốt, thì nó có thể được nhân rộng và sử dụng trên khắp toàn cầu cùng với một vài điều chỉnh.

    Lí thuyết này xem xét đầu vào, quá trình chuyển đổi, sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp; và cuối cùng phản hồi về các hệ thống mà công ty đang sử dụng. Đó có thể là hệ thống sản xuất, hoặc một hệ thống để thanh toán hóa đơn, hoặc thậm chí là hệ thống kế toán.

    Cả 4 bộ phận trên (khoa học quản lí, quản trị vận hành, hệ thống thông tin quản lí và lí thuyết quản trị hệ thống) có thể được áp dụng trong một công ty để giúp các nhà quản lí ra quyết định tốt hơn.

    Được đăng bởi:

    Kinh Tế Vĩ Mô

    Chuyên mục:

    Kinh tế học

    Bài viết được thực hiện bởi: Thạc sỹ Nguyễn Văn Dương

    so-ke-toan-la-gi-phan-loai-va-cac-noi-dung-co-ban-trong-so-ke-toan

    Chức vụ: Giám đốc công ty

    Lĩnh vực tư vấn: Kinh tế - Tài chính

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

    Tổng số bài viết: 3.927 bài viết

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Định lượng

    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Nghiên cứu định lượng là gì? Ví dụ về nghiên cứu định lượng?

    Nghiên cứu định lượng là gì? Kỹ thuật phân tích dữ liệu định lượng? Đặc điểm và ví dụ của nghiên cứu định lượng? Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu định lượng? Phân biệt phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính?

    Giảm nhẹ định lượng (QE) là gì? Ví dụ về giảm nhẹ định lượng là gì?

    Giảm nhẹ định lượng (QE) là gì? Ví dụ về giảm nhẹ định lượng là gì?

    Nới lỏng định lượng là gì? Bản chất và nhược điểm của nới lỏng định lượng

    Nới lỏng định lượng là gì? Nới lỏng định lượng trong tiếng Anh là Quantitative Easing. Bản chất và nhược điểm của nới lỏng định lượng?

    Giao dịch định lượng là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

    Phân tích định lượng được hiểu là quá trình đánh giá khách hàng về các điều kiện vay vốn và hoàn trả nợ vay theo mặt định lượng, trên cơ sở đó sẽ đưa ra quyết định cho vay và giám sát khoản vay của các ngân hàng. Tìm hiểu về giao dịch định lượng?

    Xem Thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Ăn cắp hàng trực tuyến là gì? Cách thức thực hiện và hình thức xử lý?

    Ăn cắp hàng trực tuyến là gì? Cách thức thực hiện và hình thức xử lý?

    Tiền ký quỹ là gì? Tiền gửi ký quỹ là nguồn vốn hay tài sản?

    Tiền ký quỹ là gì? Tiền gửi ký quỹ là nguồn vốn hay tài sản? Các loại tiền gửi ký quỹ hiện nay. Ký quỹ để được phép hoạt động một số ngành nghề theo quy định.

    Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại, tác động và phương pháp xác định?

    Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại tỷ giá hối đoái? Các loại chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay? Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái? Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế?

    Liên minh nghiên cứu và phát triển là gì? Ưu điểm và nhược điểm của liên minh?

    Liên minh nghiên cứu và phát triển là gì? Ưu điểm và nhược điểm của liên minh?

    Liên minh sản xuất là gì? Ưu điểm và nhược điểm của liên minh?

    Liên minh sản xuất là gì? Ưu điểm và nhược điểm của liên minh?

    Tổ chức tiết kiệm là gì? Phân biệt Ngân hàng thương mại và Tổ chức tiết kiệm.

    Tổ chức tiết kiệm là gì? Tổ chức tiết kiệm được dịch sang tiếng Anh là Thrift Associations. Phân biệt Ngân hàng thương mại và Tổ chức tiết kiệm?

    Cắt giảm quy mô nhân sự là gì? Đặc điểm và các hình thức cắt giảm quy mô nhân sự?

    Cắt giảm qui mô nhân sự là hoạt động diễn ra nhằm cắt giảm vĩnh viễn lực lượng lao động của một công ty. Đặc điểm và các hình thức cắt giảm quy mô nhân sự?

    Mua các phương tiện truyền thông là gì? Đặc điểm và các giai đoạn thực hiện.

    Mua các phương tiện truyền thông là gì? Đặc điểm? Các giai đoạn thực hiện?

    Dòng nhân lực là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng nhân lực.

    Dòng nhân lực là gì? Dòng nhân lực là thuật ngữ được hiểu trong tiếng Anh gọi là Human resource flow. Các nhân tố ảnh hưởng đến dòng nhân lực?

    Khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp là gì? Phân tích các chỉ tiêu đánh giá.

    Khả năng thanh toán chung còn được biết đến với tên gọi là Khả năng thanh toán tổng quát. phân tích các chỉ tiêu đánh giá?

    Tiền thưởng cho việc đồng ý gia nhập công ty là gì? Ý nghĩa và thực trạng áp dụng.

    Tiền thưởng cho việc đồng ý gia nhập công ty là gì? Tiền thưởng cho việc đồng ý gia nhập công ty trong tiếng Anh được gọi là Signing Bonus. 

    0 12/11/22
    Xem thêm 5 câu trả lời
  • Trang Nguyễn Hỏi Chung
    1 6 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    000 000

    1. Phân tích các ưu, nhược điểm của các học thuyết quản trị. - Trường phái quản trị cổ điển : Con người rất duy lý, luôn chọn một đường lối hành động một cách hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế nhất. + Trường phát quản trị khoa học : Quan tâm đến năng suất lao động thông qua việc quản lý và hợp hóa công việc.* Ưu điểm: Có những đóng góp có giá trị cho sự phát triển của tư tưởng lãnh đạo, quản trị, phát triển kỹ n ăng lãnh đạo, quản trị qua phân công chuyên môn hóa quá trình lao động, là những người đầu tiên nêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện nhân viên, dùng đãi ngộ để tăng NSLĐ.* Nhược điểm : Chỉ áp dụng tốt trong môi trường ổn định, đề cao bản chất kinh tế và duy lý của con người, đánh giá thấp nhu cầu xã hội và tự thể hiện của con người. Vấn đề nhân bản ít được quan tâm. Gắn chặt con người vào một dây chuyền lãnh đạo, quản tr5i và tăng NSLD. + Trường phái quản trị hành chính: phát triển những nguyên tắc quản trị chung cho cả một tổ chức, còn gọi là tư tưởng quản trị cổ điển.* Ưu điểm : Đóng góp rất nhiều trong lý luận cũng như thực hành quản trị. Các hình thức tổ chức, nguyên tắc tổ chức, quyền lực và sự ủy quyền ... đang ứng dụng phổ biến ngày nay là sự đóng góp quan trọng của trường phái này.* Nhược điểm : Các tư tưởng được thiết lập trong một tổ chức ổn định, quan điểm quản trị cứng rắn, ít chú ý đến con người và xã hội ==> xa rời thực tế. - Trường phái tâm lý xã hội trong quản trị : Nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội của con người trong công việc, thỏa mãn các nhu cầu tâm lý xã hội của con người .* Ưu điểm : Năng suất không chỉ thuần túy là vấn đề kỹ thuật, giúp cải tiến cách thức và tác phong quản trị trong tổ chức. Xác nhận mối liên hệ giữa năng suất và tác phong hoạt động. Nhà quản trị hiểu rõ hơn về sự động viên của con người, về ảnh hưởng của tập thể đối với tác phong cũng như các vấn đề tâm lý quản trị.* Nhược điểm : quá chú ý đến yếu tố xã hội của con người khiến trở thành thiên lệch. Khái niệm "con người xã hội" chỉ bổ sung cho khái niệm "con người kinh tế" chứ không thể thay thế. Không phải lúc nào " con người thỏa mãn đều là những lao động có năng suất cao. Coi con người là phần tử trong hệ thống khép kín, điều đó không thể có trên thực tế.Trong các yếu tố của quản trị thì con người là yếu tố khó sử dụng nhất và cũng thường gây lãng phí nhất. Quản trị là hoàn thành công việc bằng thông qua con người.

    2. Phân tích qui trình HĐ ? Bước nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao ?

    a) HĐ là lựa chọn phương án hành động trong tương lai. Đó là tiến trình hoạch định mục tiêu, chiến lược, chính sách, quy trình, quy tắc, kế hoạch phân bổ các nguồn lực ... Để thực hiện mục tiêu của tổ chức đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện môi trường luôn luôn biến đổi.Các bước trong quy trình HĐ :- Bước 1: Nhận thức khái quát vấn đề, nắm dc cơ hội, thách thức.- Bước 2: Xác định các mục tiêu: xác định các bước đi trong từng giai đoạn để đạt được mục tiêu chung, vận dụng phối hợp các nguồn lực để đạt được mục tiêu có hiệu quả nhất. Các yêu cầu: phải cụ thể, đo lường được, phát triển.Các căn cứ: môi trường, nhiệm vụ, năng lực.- Bước 3: Xác lập các dự báo: luôn xảy ra các phát sinh nên cần dự báo để chuẩn bị đối mặt và hạn chế các rủi ro, tận dụng tốt cơ hội và thay đổi để phù hợp với sự biến động của môi trường.Có 3 loại dự báo : yếu tố ngoài tầm kiểm soát, chi phối 1 phần, chi phối hoàn toàn.- Bước 4: xây dựng nhiều phương án khác nhau.Thấy được hết các cơ hội và thách thức để so sánh và lựa chọn dc hướng đi tốt nhất.- Bước 5: so sánh, lựa chọn phương án tối ưu nhất.- Bước 6: Hoạch định kế hoạch hỗ trợ : để tận dụng tốt tối đa các nguồn lực.- Bước 7: Hoạch định ngân sách : để kiểm soát chi phí và bảo đảm mức chi phí thấp nhất.

    3.Điều khiển hay lãnh đạo là gì ? Phân tích các kĩ năng của lãnh đạo ?

    a) Điều khiển là gì ?- Điều khiển là tiến trình khởi động, duy trì hoạt động của tổ chức, bằng cách tác động lên các nguồn lực của tổ chức thông qua các hoạt động hướng dẫn, chỉ huy phối hợp, khuyến khích động viên để dẫn dắt tổ chức đạt mục tiêu đã định 1 cách hiệu quả nhất. Trong tiến trình quản trị, nhà quản trị thực hiện các chức năng điều khiển bằng qui trình tác động đến ng` khác để họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức đưa ra .Yêu cầu của nhà quản trị :+ Có sự tỉnh táo, nhạy bén và hiểu biết thấu đáo về tâm lí, giao tế nhân sự.+ Có những kỹ thuật chuẩn mạch tốt để xác định nguyên nhân của những vấn đề khó khăn về mặt nhân sự.+ Có những phương pháp hữu hiệu để bồi đưỡng đào tạo nhân viên.+ Có sự hiểu biết đầy đủ về nghệ thuật cải tiến con ng`.+ Xác định chính xác phương pháp lãnh đạo và phối hợp các pp đó phù hợp với điều kiện bên trong và bên ngoài tổ chức.Các kĩ năng của nhà lãnh đạo :- Nhận thức- Khả năng khích lệ- Khả năng hành động theo một phương pháp nhất định.+ Nhận thức : nhà lãnh đạo giỏi cần nhận thức dc vấn đề trong mọi tình huống, động lực thúc đẩy con người ở những hoàn cảnh, điều kiện, ko gian và thời gian khác nhau.• Kỹ năng này bao gồm khả năng bao quát doanh nghiệp như một tổng thể , việc thừa nhận các bộ phận khác nhau của tổ chức phụ thuộc lẫn nhau như th61 nào và nhữn thay đổi trong một bộ phận bất kì ảnh hưởng đến tất cả những bộ phận khác ra sao.• Trc hết, nhà qt cần tự nhận thức bản thân họ đang làm những gì. Cần xác định điểm mạnh, điểm yếu và các giả định của mình, động cơ làm việc của bản thân. Việc này đòi hỏi nhà qt phải có sự hiểu biết sâu sắc về hành vi, động lực và tài năng của chính mình, phải kiểm soát và làm chủ những phản ứng cảm xúc của mình trong nhiều tình huống.• Nhận thức dc khuyết điểm của bản than và sẵn sa`ng thừa nhận điều đó, luôn phấn đấu để phát triển và tiếp thu lời khuyên từ bên ngoài để cải thiện, sửa chữa sai sót, điều này khuyến khích nhân viên .• Động lực thúc đẩy mỗi ng` là khác nhau trong tình huống khác nhau. Nhà qt cần nhận thức được điều này để có thể có những định hướng trong việc phân phối và sd nhân viên 1 cách hợp lí để đem lại hiệu quả cao cho mục tiêu của tổ chức, cần linh hoạt trong từng tình huống vì con ng luôn thay đổi linh hoạt trong mọi tình huống cụ thể.+ Khả năng khích lệ, động viên : thành công của nhà quản trị phụ thuộc chủ yếu vào việc khả năng động viên để huy động tối đa năng lực và nhiệt tình làm việc của mọi ng` trong tổ chức, nhưng động cơ thúc đẩy của mỗi nhân viên là rất phức tạp vì vậy đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt của nhà qt vào hoạt động động viên. Để khuyến khích ng lao động có 1 số cách thức.• Làm phong phú công việc : tránh nhàm chán trong công việc, luôn đưa ra những yêu cầu cao hơn, đòi hỏi sự cố gắng nhất định mới hoàn thành tốt công việc.• Thăng chức, thăng tiến : thực hiện chính sách thăng chức công bằng, thực hiện tốt vấn đề này sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ trong ng` lao động, đặc biệt là lực lượng lao động trẻ.• hỗ trợ, cải thiện môi trg` làm việc• Duy trì mối qhe với nhân viên+ Khả năng hành động theo một phương pháp nhất định : trong một môi trg` kinh doanh đầy cạnh tranh, nhà quản trị cần xây dựng cho mình phong cách làm việc riêng biệt. Một nhà lãnh đạo phải đảm bảo rằng mục tiêu of cty dc xác định rõ rang, phải đc bồi dưỡng và hoạt động theo 1 phg pháp nhất định . If như nhà lãnh đạo cũng khuyến khích nvien hiểu dc mục tiêu, phương pháp của họ và làm thế nào nó lien kết với mục tiêu chung of cty thì sự tham gia of nhân viên, sự hài long cá nhân và hiệu quả công việc gia tăng.Những phẩm chất và kỹ năng cần có ở họ có thể là :- Lòng chính trực- Nhất quán- Tính kiên định- Tính đáng tin cậy- Quan tâm đến ng` khác- hướng đến những thành công mới với sự sa’ng tạo và chấp nhận rủi ro.- Biết lắng nghe- Khả năng khơi dậy sự tự tin- Biết tin tưởng vào ng` khác- Công bằng trong việc đánh giá con ng`.- Tự tin, có chí hướng, trách nhiệm và biết cách đối xử với nhân viên.

    5. Vì sao phải ktra? Nội dung chủ yếu của ktra là gì? Phân tích ưu nhược điểm của các hình thức ktra?

    a) Vì sao phải ktra ? - Ktra là thực hiện qdinh đánh giá, so sánh thành tựu thực hiện dc với mục tiêu thong qua hệ thống những tiêu chuẩn để điều chỉnh các sai sót và đảm bảo rằng những nguồn lực đã và đang dc sử dụng với hiệu quả cao nhất, để đạt dc mục tiêu của đơn vị.Trong công tác quản trị cần phải có ktra vì : + Ktra giúp nhà qt nắm dc kịp thời mọi diễn biến đang xảy ra trong tổ chức of mình, đồng thời phát hiện ra những sai sót of bản thân để khắc phục. + Ktra nhằm đảm bảo các thành viên các bộ phận trong tổ chức luôn luôn có ý thức về việc chấp hành nghiêm chỉnh những quy định, quy trình, nguyên tắc of tổ chức. + Ktra phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm of các thành viên, các bộ phận và cả nhà quản trị. + Ktra giúp cho việc đánh giá đúng từng thành viên từ đó động viên khuyến khích các thành viên hăng hái, thi đua làm việc, tạo dk tăng năng suất, hiệu quả. + Đảm bảo nguồn lực of tổ chức dc sử dụng 1 cách hữu hiệu + Phát hiện kịp thời những vde` và những đơn vị bộ phận chịu trách nhiệm để sửa sai. + Xác định và dự đoán những chiều hướng thay đổi of môi trường có thể diễn ra để điều chỉnh kịp thời các chiến lược, chính sác của tổ chức về sản phẩm, thị trường, giá cả để thích nghi tốt w môi trường + Đảm bảo tính đúng đắn of các qdinh quản trị và các hoạt động of tổ chức ko đi chệch hướng w mục tiêu đã định.b) Nội dung chủ yếu của ktra :- Xác định tiêu chuẩn ktra : là xd loại mục tiêu cần đạt và định lượng, định tính mức độ cần đạt để có căn cứ đánh giá kết quả thực tế, tiêu chuẩn bằng bất cứ khái niệm nào dung để đo lường thành quả kể cả những khái niệm tâm lý như mức độ vui long of khách hang.- Đánh giá chênh lệch giữa thực tế với dự kiến : So sánh công việc đã hoàn thành với các dự kiến thong qua tiêu chuẩn đã đề ra. Việc đánh giá chênh lệch chỉ dễ dàng if các tiêu chuẩn dc xác định đúng đắn và thành quả of nhân viên dc xác định chính xác.- Điều chỉnh cho hợp lý : các hoạt động điều chỉnh phải dựa trên cơ sở phân tích các nguyên nhân dẫn đến sai lệch. Xây dựng phương án, kế hoạch để điều chỉnh sai lệch. Các hoạt động điều chỉnh phải dc tiến hành kịp thời, phù hợp w yêu cầu thực tế, tổ chức thực hiện điều chinh theo phương án kế hoạch đề ra .c) Ưu nhược điểm of các hình thức ktra :- Từ quan sát cá nhân : cảm nhận, quan sát hoạt động of tổ chức thong qua việc cảm nhận các vấn đề tiềm ẩn và hiểu dc con ng`.* Ưu : bản thân nhà qt có thể nhìn nhận vấn đề một cách trực tiếp.* Nhược điểm : mang tính chủ quan- Báo cáo thống kê : báo cáo = số liệu có hệ thống - hợp pháp nhưng ko cập nhật * Ưu: mang tính khách quan, số liệu rõ rang, có hệ thống.* Nhược : số liệu nhập sẵn từ trc, nhưng qua thời gian có thể sai lệch.- Báo cáo miệng : nhận dc sự diễn cảm of ng` báo cáo vì họ báo cáo w nhà qt thong qua việc đối thoại trực tiếp.* Ưu : nhanh, thông qua sự diễn cảm of nhà qt để nắm bắt dc vấn đề* Nhược: trong 1 số trường hợp mà việc báo cáo đòi hỏi tính chính xác, tính pháp lý báo cáo miệng ko thể đáp ứng dc.- Báo cáo bằng văn bản* Ưu : có tính pháp lý* Nhược: chậm, trong 1 số tình huống cấp bách nếu sử dụng báo cáo bằng văn bản sẽ ko phù hợp.d) Ktra có hiệu quả- Ktra từng kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể : ktra phải theo sát từng hoạt động gắn liền w kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể of tổ chức để đem lại tính chính xác và sự hiệu quả cao cho mục tiêu. Việc ktra phải thường xuyên và dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn đã đề ra.- Ktra phù hợp với đặc điểm tâm lý và yêu cầu of qt : ktra phải dựa trên những yêu cầu, mục tiêu of quản trị sao cho sau khi kiểm tra xong công việc sẽ đc tiến hành có hiệu quả hơn, trôi chảy hơn- Ktra ở các khâu trọng yếu, đặc biệt là khâu trọng yếu nhất: sự ktra phải dc thực hiện tại các điểm trọng yếu, nhà qt nên quan tâm đến những khâu có ý nghĩa, quan trọng đối với hoạt động of tổ chức để tiến hành ktra, khi ktra ở khâu trọng yếu thì lập tức các khâu khác sẽ có sự sửa đổi và điều chỉnh -Ktra phải khách quan: nếu thực hiện việc ktra mà có định kiến w đối tượng ktra sẽ làm cho kết quản ktra ko phù hợp w thực tế, gây ảnh hưởng tâm lý đến đối tượng ktra và còn gây lãng phí lớn, do đó việc ktra cần đảm bảo tính khách quan, nhà qt cần có thái độ vô tư, tinh thần trách nhiệm cao, ko để cảm xúc cá nhân chen vào quá trình ktra.-Ktra có sai lệch phải điều chỉnh : ktra dc coi là đúng đắn if những sai lệch so với kế hoạch được tiến hành điều chỉnh thong qua việc làm lại kế hoạch, sắp xếp lại tổ chức or thay đổi phong cách lãnh đạo. Cần tránh hiện tượng ktra nhưng ko đưa ra dc kết luận đúng, sai và ko đưa ra dc phương pháp khắc phục sai sót.-Hệ thống ktra phải phù hợp w bầu ko khí of tổ chức: tùy theo môi trường văn hóa of tổ chức mà xây dựng quy trình, chế độ ktra cho phù hợp, hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực of việc ktra đối với tâm lý, năng suất lao động of cấp dưới.

    6. Bạn lựa chọn phong cách lãnh đạo nào? Tại sao?

    Khái niệm các phong cách lãnh đạo :Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc of nhà lãnh đạo, là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng of hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo, dc quy định bởi các đặc điểm cá nhân of họ, phong cách lãnh đạo là kết quả of mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện.Có 3 phong cách lãnh đạo lớn:- Phong cách lãnh đạo độc đoán : là phong cách trong đó nhà lãnh đạo sẽ trực tiếp đưa ra quyết định mà ko cần tham khảo ý kiến of ng` dưới quyền, đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay 1 ng` quản lí.- Phong cách lãnh đạo dân chủ : là phong cách trong đó nhà lãnh đạo ra quyết định sau khi bàn bạc, trao đổi và tham khảo ý kiến of cấp dưới, đặc trưng bằng việc nhà quản lí phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ vào việc khởi thảo các quyết định.- Phong cách lãnh đạo tự do: là phong cách trong đó nhà lãnh đạo cho phép cấp dưới ra quyết định of mình và họ ít tham gia vào qdinh of tổ chức, mặc dù vậy, nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm với các qdinh được đưa ra.Mỗi phong cách lãnh đạo có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, đối w nhà quản trị ko đơn giản là áp dụng nguyên bản 1 kiểu phong cách lãnh đạo nào đó vào trong hoạt động lãnh đạo mà nhà qt sẽ vận dụng 1 cách linh hoạt, sang tạo phong cách lãnh đạo of mình vào từng tình huống cụ thể. Chẳng hạn khi vấn đề ra những yêu cầu cứng rắn, những tình huống cần phải giải quyết ngay trong 1 thời gian ngắn thì phong cách lãnh đạo độc đoán là thích hợp.Ngược lại, khi phát triển 1 dự án of tổ chức , cần có những ý kiến đóng góp, những ý tưởng sang tạo of nhân viên thì phong cách lãnh đạo dân chủ là thích hợp hơn cả.Ngoài ra, dựa theo những đặc trưng, những tình huống cụ thể khác nhau mà nhà qt nên áp dụng phong cách lãnh đạo phù hợp:- Dựa theo thâm niên công tác of nhân viên: đối với các nhân viên mới đang trong giai đoạn học việc, nhà qt nên sd phong c ách lãnh đạo độc đoán, nhờ đó nhân viên sẽ dc động viên để học hỏi những kĩ năng mới.- Dựa theo các giai đoạn phát triển of tổ chức:+ Giai đoạn bắt đầu hình thành : là giai đoạn tập thể chưa ổn định, mọi thành viên thường chỉ thực hiện công việc dc giao theo nhiệm vụ, nhà lãnh đạo nên sd phong cách độc đoán.+ Giai đoạn tương đối ổn định : khi các thành viên chưa có sự thống nhất, tự giác trong hoạt động, tính tích cực, sự đoàn kết chưa cao, nên dung phong cách lãnh đạo dân chủ, mềm dẻo, linh hoạt.+ Giai đoạn tập thể phát triển cao: Tập thể có bầu ko khí tốt đẹp, có tinh thần đoàn kết, có khả năng tự quản, tự giác cao, nên dung kiểu dân chủ hoặc tự do.

    - Dựa vào tính cách of nhân viên : đối với những nhân viên thiếu tính tự chủ, kém tính sang tạo, cần sd phong cách lãnh đạo độc đoán, đối với nhân viên có tinh thần hợp tác, lối sống tập thể nên sử dụng phong cách dân chủ, sdd phong cách tự do đối với những ng ko thích giao thiệp.

    0 12/11/22
    Xem thêm 5 câu trả lời
  • Trang Nguyễn Hỏi Chung
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Nguyễn Đăng Khoa

    - Tư tưởng quản trị là tầm nhìn, suy nghĩ, là sự đánh giá khách quan của nhà quản trị đã rút ra trong thực tiễn nhằm mang lại tầm nhìn mới mẻ về quản trị.

    Tư tưởng quản trị bao gồm những tư tưởng về các mô hình tổ chức hợp lý, duy lý, kỷ luật trong tổ chức, hiệu quả lao động, những hạn chế của tổ chức duy lý

    - Dựa trên các tư tưởng này, các doanh nhân có thể nắm được ưu, nhược điểm của những cách suy nghĩ, của những mô hình tổ chức kinh tế, từ đó lựa chọn hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp mình.

    1 10/11/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • gia bảo nguyễn Hỏi Chung
    6 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Điện hạ

    Cờ vua (tiếng Anh: chess), đôi khi còn được gọi là cờ phương Tây hoặc cờ quốc tế để phân biệt với các biến thể như cờ tướng, là một trò chơi board game dành cho hai người.[1] Sau thời gian phát triển từ các trò chơi cổ tương tự có nguồn gốc từ Ấn Độ và Ba Tư

    8 09/11/22
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • gia bảo nguyễn Hỏi Chung
    8 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đen2017

    Ngày mồng 2 tháng Chín năm 1945. Hà Nội tưng bừng màu đỏ. Một vùng trời bát ngát đèn và hoa, cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những rặng cây, mặt hồ. Biểu ngữ bằng các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Hoa, Nga chăng khắp các đường phố: “Nước Việt Nam của người Việt Nam “, “Đả đảo chủ nghĩa thực dân Pháp”,... Các nhà máy, các cửa hiệu buôn đều nghỉ việc, chợ búa không họp. Mọi hoạt động buôn bán, sản xuất của thành phố tạm ngừng. Đồng bào thủ đô già, trẻ, gái, trai đều xuống đường. Mọi người đều nhận thấy mình phải có mặt trong ngày hội lớn đầu tiên của đất nước. Những dòng người đủ mọi màu sắc, từ khắp các ngả tuôn về vườn hoa Ba Đình. Những chiến sĩ dân quân mang theo côn, kiếm, mã tấu. Có những người vác theo cả những quả chùy đồng, những thanh long đao rút ra từ những giá vũ khí bày để trang trí các điện thờ. Trong hàng ngũ của các chị em phụ nữ nông thôn với những bộ quần áo ngày hội, có những người vấn khăn vàng, mặc áo tứ thân, thắt lưng hoa lý. Hàng chục vạn người nông dân từ ngoại thành đổ về Hà Nội với một niềm tự hào. Những cụ già vẻ mặt nghiêm trang. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ, cùng với sự rộn ràng tươi vui là các em thiếu nhi. Những nhà sư, những ông cố đạo cũng rời nơi tu hành, xuống đường, xếp thành đội ngũ đến dự ngày hội lớn của dân tộc. Nắng mùa thu rất đẹp trên Quảng trường Ba Đình, từ giờ phút này đã đi vào lịch sử.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đã ra mắt đồng bào như một lãnh tụ lần đầu xuất hiện trước đông đảo quần chúng. Lời nói của Bác điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng. Không phải là cái giọng hùng hồn người ta thường được nghe trong những ngày lễ long trọng. Nhưng người ta tìm thấy ngay ở đó những tình cảm sâu sắc, ý chí kiên quyết; tất cả đều tràn đầy sức sống; từng câu, từng tiếng đi vào lòng người.

    Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi: "Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?". Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm: "Co.o.ó!" Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người đã hòa làm một. Đây là bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa giành được độc lập bằng cuộc chiến đấu suốt tám mươi năm của dân tộc. Buổi lễ kết thúc bằng những lời thề Độc lập của nươc Việt Nam dân chủ cộng hòa.

    Lịch sử đã sang trang mới. Một kỷ nguyên mới bắt đầu: Kỷ nguyên của Độc lập, Tự do, Hạnh phúc. Bản đồ thế giới phải sửa đổi lại vì sự ra đời của một Nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

    1 09/11/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Bùi An Khang Nguyễn Hỏi Chung
    6 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Gấu Đi Bộ

    helppp

    1 08/11/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Lê Chí Khang Hỏi Chung
    4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    gia bảo nguyễn

    😀


    0 09/11/22
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • 05_Lê Nguyễn Bá Cường_6A Hỏi Chung
    3 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bon

    EU là một đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, một trong ba đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam

    2 04/11/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Mai Dung Hỏi Chung Lớp 4
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đinh Đinh

    Bạn xem bài Khoa học 4 bài 17: Phòng tránh tai nạn đuối nước

    0 03/11/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Lê Văn Đông Hỏi Chung
    4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Biết Tuốt

    "Từ trước năm 1930, ở Việt Nam đã có 3 tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Trước yêu cầu mới của cách mạng, ngày 3-2-1930 dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị đại biểu các tổ chức Cộng sản trong cả nước đã thống nhất hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một chính Đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc chuẩn bị thành lập tổ chức Đảng Cộng sản ở Thanh Hóa cũng được tiến hành từ rất sớm, sau khi Đảng Cộng sản ViệtNamra đời. Tại làng Hàm Hạ, sau khi được tuyên truyền, giác ngộ, 3 đồng chí Lê Oanh Kiều, Lê Bá Tùng và Lê Thế Long đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cơ sở đầy đủ số lượng đảng viên, chi bộ Hàm Hạ được thành lập ngày 25-6-1930, do đồng chí Lê Thế Long làm bí thư chi bộ. Sau một thời gian ngắn, chi bộ đã kết nạp thêm được 10 đảng viên, hơn 1 tháng sau, với sự ra đời của 2 chi bộ tại Thiệu Hóa và Thọ Xuân, ngày 29-7-1930 Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập, đồng chí Lê Thế Long vinh dự được bầu làm Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Sau khi thành lập, Đảng bộ Đảng Cộng sản ViệtNamtỉnh Thanh Hóa đã giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng và giành được những thắng lợi vẻ vang

    1 31/10/22
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Vu Ngoc Ha Thanh Hỏi Chung
    1 1 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Nấm lùn

    Ưu điểm: tự tin, dám thể hiện, có được sự chú ý của khán giả, được nổi tiếng, kiếm được tiền dựa vào hoạt động nghệ thuật

    Nhược: dễ bị stress, dễ bị giật tít scandal, bị soi mói đời tư và gia đình

    cmt chơi thoyy nha ^^

    1 12/10/22
  • Name Ko Hỏi Chung
    3
    Bình luận