Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa Lý

  • Cô Lệ - Tiếng Anh Tiểu học Địa Lý Lớp 12
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bé Cún

    Cũng như các tỉnh Bắc Trung Bộ, các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ đều giáp biển. Đó là điều kiện thuận lợi để vùng phát triển tổng hợp kinh tế biển.

    Về nuôi trồng và đánh bắt:

    Biển có nhiều tôm, các và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá lớn nhất các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa.

    Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản

    Về du lịch biển: Đây là vùng có nhiều bãi biển đẹp nhất cả nước như: Mỹ Khê (Đà Nẩng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)…
    Trong đó Đà Nẵng, Nha Trang là những điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch.

    Về dịch vụ hàng hải: Biển Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng là vùng biển có nhiều cảng biển nước sâu như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Trong đó ở vịnh Vân Phong sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.

    Về khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối:

    Vùng thềm lục địa của vùng biển có dầu khí và đã được khai thác ở phía Đông quần đảo Phú Qúy. Ngoài ra, khí hậu nắng cũng giúp cho hoạt động sản xuất muối diễn ra thuận lợi.

    1 09/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Tiểu Hòa Thượng Địa Lý Lớp 12
    3 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Mít

    Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tạo thế mở cửa nền kinh tế, góp phần làm thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ và theo ngành, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.

    - Phát triển tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam tạo ra trục kinh tế trong phát triển vùng, nâng cao vai trò cầu nối của vùng.

    - Các tuyến đường ngang (quốc lộ 7,8,9) và đường Hồ Chí Minh, giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía Tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.

    - Các tuyến giao thông đông tây nối liền cửa khẩu, giúp tăng cường giao lưu với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng.

    - Một số cảng nước sâu được đầu tư xây dựng (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây) gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế cảng biển.

    - Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) được nâng cấp giúp phát triển kinh tế, văn hóa và tăng cường thu hút khách du lịch.

    0 09/03/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Cô Linh - Tiếng Anh THCS Địa Lý Lớp 12
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cục Đất

    - Trung tâm công nghiệp Thanh Hóa: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến lâm sản và sản xuất giấy.

    - Trung tâm công nghiệp Vinh: cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực – thực phẩm.

    - Trung tâm công nghiệp Huế: cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.

    0 09/03/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Củ Gấu Địa Lý Lớp 12
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Kẻ cướp trái tim tôi

    Việc phát triển cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở BTB là do khai thác được tối đa các lợi thế về nguồn tài nguyên theo hướng liên hoàn của vùng, mang lại hiệu quả KT cao. Cụ thể :

    Cấu trúc lãnh thổ hẹp ngang theo chiều đông – tây, nhưng lại kéo dài theo chiều bắc – nam.
    Phía Tây là vùng đồi núi, giữa là vùng đồng bằng, phía Đông là vùng biển rộng lớn.

    Có nguồn tài nguyên (lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản) khá đa dạng, nhưng về cơ bản vẫn ở dạng tiềm năng chưa khai thác hiệu quả.

    Có sự phân hóa khá rõ của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dân cư, dân tộc, lịch sử…cho phép phát triển nhiều ngành KT để khai thác lãnh thổ hợp lý và hiệu quả nhất.

    Việc hình thành cơ cấu KT N-L-NN góp phần hình thành cơ cấu KT chung của vùng, tạo thế liên hoàn trong phát triển KT theo không gian và giữ cân bằng sinh thái.

    Trong khi cơ cấu KT công nghiệp còn nhỏ bé thì việc hình thành cơ cấu KT N-L-NN góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH của vùng.

    => Việc hình thành cơ cấu nông – lâm –ngư nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành cơ cấu KT chung của vùng, góp phần tạo ra cơ cấu ngành và tạo ra thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu KT theo không gian.

    0 09/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Cu Lì Địa Lý Lớp 12
    Bình luận
  • Lanh chanh Địa Lý Lớp 12
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Trang Nguyễn

    Bắc Trung Bộ có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Theo đó, là từ vùng núi cao ở phía Tây đến các các vùng đôi thấp đến đồng bằng hẹp ven biển.

    Tương ứng với các dạng địa hình như vậy, người dân ở đây đã hình thành những cơ cấu cây trồng vật nuôi khác nhau.

    Ở vùng núi cao chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn

    Ở vùng đối núi thấp trồng cây hàng năm, chăn nuôi lợn gà..

    Ở vùng ven biển chăn nuôi thủy sản

    Như vậy theo lát cắt ngang của lãnh thổ, có thể chứng kiến những thay đổi của mô hình kết hợp nông - ngư nghiệp hay nông - lâm - ngư nghiệp từ vùng ven biển, đồng bằng tới mô hình kết hợp nông - lâm nghiệp ở vùng trung du, miền núi.

    0 09/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Bông cải nhỏ Địa Lý Lớp 12
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Ma Kết

    Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH:

    Thực trạng:

    Đất nông nghiệp đang bị thu hẹp, sức ép việc làm, Đổi mới CNH, HĐH Đất nước đòi hỏi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH

    Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên còn chậm. Đó là giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

    Các định hướng chính

    Định hướng chung: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

    Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế:

    Trong khu vực I:

    Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.

    Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

    Trong khu vực II: Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

    Trong khu vực III: Tăng cường phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo…

    0 09/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Lớp Hóa cô Tuyết Địa Lý Lớp 12
    6 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bi

    * Thuận lợi

    - Vị trí địa lí: có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

    + Đồng bằng sông Hồng liền kề với Trung du miền núi Bắc Bộ - vùng có tiềm năng về nông sản và khoáng sản, thủy điện lớn nhất nước ta, giáp với Bắc Trung Bộ - vùng có thế mạnh về lâm sản, khoáng sản giúp cung cấp nguyên liệu cho vùng phát triển kinh tế.

    + Tiếp giáp biển Đông ở phía Đông Nam thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, mở cửa nền kinh tế, giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới thông qua đường biển.

    + Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và có Hà Nội là thủ đô của cả nước nên được nhà nước tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

    - Tài nguyên thiên nhiên:

    + Đất là tài nguyên quan trọng hàng đầu. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (thâm canh lúa nước).

    + Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng).
    + Đường bờ biển dài 400km, ven biển nhiều vũng vịnh, bãi tôm bãi cá thuận lợi cho đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Ven biển có thể xây dựng cảng nước sâu (Hải Phòng) phát triển giao thông vận tải biển; nhiều bãi biển đẹp, đảo ven bờ phát triển du lịch (Cát Bà, Đồ Sơn).

    + Khoáng sản có giá trị nhất là đá vôi, sét, cao lanh. Ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về dầu khí (mỏ khí Tiền Hải).

    - Điều kiện kinh tế - xã hội:

    + Dân cư - lao động: Nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.

    + Cơ sở hạ tầng - cơ sở vât chất, kĩ thuật:

    Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới giao thông phát triển mạnh và khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.

    Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đó là hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể...

    + Chính sách: Nhà nước có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

    + Thị trường tiêu thụ: rộng lớn, cả ở trong và ngoài nước.

    + Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

    + Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu, được áp dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật của cả nước.

    * Khó khăn

    - Là vùng có số dân đông nhất nước. Mật độ dân số lên đến 1.225 người/km2 (năm 2006), gấp khoảng 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước. Vì thế, đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

    - Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.

    - Việc khai thác quá mức dẫn đến một số tài nguyên (đất, nước mặt trên,..) bị suy thoái.

    - Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp,...

    0 09/03/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Mít Địa Lý Lớp 12
    5 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Sói

    Đồng bằng sông Hồng được đánh giá là vùng có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bởi đây là vựa lúa lớn thứ hai nước ta cũng là vùng trọng điểm lương thực và công nghiệp – dịch vụ quan trọng của cả nước.

    Tuy nhiên, với chính sách hiện nay, nó chưa thật sự phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội với tình hình thực tế hiện nay.

    Bởi hiện nay, trong cơ cấu ngành thì nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỉ lệ cao, trong đó lúa vẫn là cây trồng chủ đạo. Ở thành thị, công nghiệp phát triến nhưng các ngành dịch vụ lại còn chậm phát triển.

    Dân số của vùng ngày càng rất đông, mật độ dân số cao gấp 4,8 lần so với cả nước. Chính vì vậy, việc phát triển kinh tế với cơ cấu cũ không đáp ứng được yếu cầu về sản xuất và đời sống.

    Do đó, đòi hỏi vùng phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh vốn có của ĐBSH, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

    2 09/03/22
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Lớp Văn cô Thu Địa Lý Lớp 12
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Trang Nguyễn

    Các hạn chế về tự nhiên đã ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Hồng như sau:

    - Các thiên tai (bão, lũ lụt, bạn hán...), rét đậm rét hại đã ảnh hưởng lớn sản xuất và đời sống, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

    - Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm lớn (nhất là cuối mùa đông) tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng và làm cho máy móc sản xuất dễ bị han rỉ, hư hỏng, khó khăn trong bảo dưỡng.

    - Vùng hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp, phải nhập nguyên liệu từ vùng khác đến.

    - Một số tài nguyên (đất, nước trên mặt...) bị ô nhiễm, suy thoái do khai thác quá mức đã ảnh hưởng đến khả năng phát triển cũng như việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

    0 09/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Ỉn Địa Lý Lớp 12
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Sói

    Đồng bằng sông Hồng có số dân đông nhất (hơn 18,2 triệu người năm 2006), mật độ dân số cao (1225 người/km2) gấp khoảng 4,8 lần mật độ dân số trung bình của cả nước, đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội:

    - Về kinh tế:

    + Dân số tăng nhanh trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển, đã gây sức ép lớn và kìm hãm sự phát triển kinh tế của vùng.

    + Vấn đề thất nghiệp - thiếu việc làm ở cả nông thôn và thành thị, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và lãng phí nguồn nhân lực.

    - Dân cư - xã hội:

    + Sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu tích lũy và cải thiện đời sống nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn, các vùng thuần nông.

    + Nảy sinh nhiều vấn đề khác như tệ nạn xã hội, gây sức ép về giải quyểt nhà ở, y tế, giáo dục, chi phí phúc lợi xã hội...

    - Tài nguyên - môi trường:

    + Cạn kiệt tài nguyên.

    + Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).

    2 09/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Vợ nhặt Địa Lý Lớp 12
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Hằng Nguyễn

    * Khả năng

    - Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...

    - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc cùa điều kiện địa hình vùng núi. Đông Bắc là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, nên có mùa đông lạnh nhất nước ta. Tây Bắc tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn, nhưng do địa hình cao nên mùa đông vẫn lạnh. Bởi vậy, Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

    * Hiện trạng

    - Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.

    - Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả...), các cây ăn quả như mận, đào, lê. Ớ Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.
    - Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả còn rất lớn, nhưng còn gặp khó khăn là hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông. Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.

    - Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản sẽ cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và và hạn chế nạn du canh du cư.

    0 08/03/22
    Xem thêm 2 câu trả lời