Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Vợ cute Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bé Heo

    * Tham gia phong trào công nhân và thành lập chính đảng vô sản:

    - Năm 1895, Lê-nin thống nhất các nhóm mácxít ở Xanh Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. Đó là mầm mống của Đảng mácxít cách mạng.

    - Năm 1898, tại Min-xco, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động

    - Năm 1903, Đại hội đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lê-nin để bàn về cương lĩnh và điều lệ Đảng.

    * Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác:

    - Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga.

    - Lê-nin viết nhiều tác phẩm quan trọng nhằm phê phán sâu sắc những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của lực lượng này; nhấn mạnh tầm quan trọng của đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lao động.

    0 10/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Ma Kết Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Mít Xù

    Diễn biến chính của Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga:

    - Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Xanh Pê-téc-bua và gia đình tiến đến Cung điện Mùa Đông để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống nhưng bi đàn áp. Công nhân dựng chiến lũy chiến đấu.

    - Mùa hè năm 1905, phong trào cách mạng lan rộng, lôi cuốn cả binh lính và nông dân.

    - Lễ kỉ niệm ngày 1-5-1905 biến thành cuộc biểu dương tình đoàn kết của công nhân toàn Nga. Tinh thần cách mạng lan đến cả quân đội.

    - Mùa thu 1905, phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao với nhiều cuộc bãi công chính trị của quần chúng làm ngưng trị mọi hoạt động kinh tế và giao thông.

    - Tại Mat-xcơ-va, tháng 12-1905 cuộc tổng bãi công biến thành khởi nghĩa vũ trang nhưng thất bại.

    - Phong trào xuống dần và kết thúc vào năm 1907.

    0 10/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Milky Nugget Lịch Sử Lớp 10
    1 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bé Gạo

    * Tình hình kinh tế:

    - Công thương nghiệp: phát triển, cùng với sự xuất hiện của các công ti độc quyền.

    - Công nghiệp: được mở rộng với quy mô ngày càng lớn.

    * Tình hình chính trị:

    - Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nước Nga chưa tiến hành cuộc cách mạng tư sản nhưng đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

    - Nga hoàng duy trì hầu như nguyên vẹn bộ máy cai trị của nền quân chủ phong kiến chuyên chế.

    * Tình hình xã hội:

    - Đời sống công nhân và nhân dân lao động Nga hết sức cực khổ.

    - Giai cấp vô sản Nga chịu ách áp bức của chế độ phong kiến, sự bóc lột của giai cấp tư sản trong nước và tư sản nước ngoài.

    - Sự thất bại của Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905), làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.

    0 10/05/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Vợ là số 1 Lịch Sử Lớp 10
    4 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bảo Ngân

    Hoạt động bước đầu của Lê-nin trong phong trào công nhân Nga bao gồm:

    - Năm 1895, Lê-nin thống nhất các nhóm Mác-xít ở Xanh Pê-téc-bua thành lập một tổ chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân.

    - Năm 1898, tại Min-xco, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động

    - Năm 1900, Lê-nin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo Tia lửa nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân.

    - Năm 1903, Lê-nin chủ trì Đại hội Công nhân xã hội Nga bàn về Cương lĩnh, điều lệ của Đảng. Cũng từ Đại hội hình thành hai phái Bôn-sê-vích và Men-sê-vích

    - Lê-nin còn viết nhiều tác phẩm có đóng góp lớn về mặt lí luận cho phong trào công nhân.

    0 10/05/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Mèo Ú Lịch Sử Lớp 10
    5 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bảo Ngân

    Quốc tế thứ hai bị tan rã do:

    - Diễn ra tình trạng mâu thuẫn và đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng và khuynh hướng cơ hội.

    - Do thiếu nhất trí về đường lối, chia rẽ về tổ chức, các đảng trong Quốc tế thứ hai xa dần đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với giai cấp tư sản dẫn đến việc tan rã của Quốc tế thứ hai.

    1 10/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    3 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bắp

    Hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ hai:

    Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao. Giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột nhân dân lao động.

    Sự thay thế xu hướng độc quyền và chính sách chạy đua vũ trang, chuẩn bị phân chia lại thế giới => đời sống nhân dân cực khổ.

    Cùng với đó nhiều Đảng và tổ chức công nhân ra đời => Ngày 14/7/1889 Quốc tế thứ hai được thành lập ở Pa-ri

    0 10/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Đăng Khoa Lịch Sử Lớp 10
    4 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Song Ngư

    - Ngày 14-7-1889, Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tổ chức tại Pa-ri.

    - Đại hội thông qua nhiều nghị quyết quan trọng:

    + Nêu lên sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản mỗi nước.

    + Đề cao vai trò của quần chúng, đòi tăng lương, ngày làm 8 giờ.

    + Lấy ngày 1-5 hằng năm làm ngày Quốc tế lao động để đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới.

    - Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động chủ yếu dưới hình thức đại hội. Nhờ vai trò tích cực của Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai đã có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX.

    3 09/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Thỏ Bông Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bờm

    Những nét nổi bật của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX:

    - Quy mô: phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở các nước Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nga.

    - Mục tiêu đấu tranh: đòi tăng lượng, giảm giờ làm, cải thiện cuộc sống, ...

    - Tư tưởng: công nhân nhiều nước bắt đầu tiếp thu chủ nghĩa Mác dẫn đến sự thành lập các đảng công nhân và các tổ chức quần chúng ở nhiều nước.

    ⟹ Sự phát triển đó đòi hỏi yêu cầu một tổ chức quốc tế thống nhất lãnh đạo và chỉ đạo phong trào.

    0 09/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • mineru Lịch Sử Lớp 10
    2 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đội Trưởng Mỹ

    Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, vì:

    - Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

    - Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân.

    - Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.

    - Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.

    - Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.

    Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân và vì dân.

    * Ý nghĩa:

    - Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.

    - Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.

    0 09/05/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Mỡ Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Heo Ú

    Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất những năm 60 – 70 của thế kỉ XIX:

    Sự thành lập:

    Giữa thế kỷ XIX đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản tăng cường áp bức bóc lột.

    Đầu thập niên 60 của thế kỷ XIX phong trào đấu tranh của công nhân phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản.

    Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn han chế mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào công nhân quốc tế các nước.

    Ngày 28 -9 -1864 Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.

    Hoạt động:

    Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ Đại hội (từ 9 -1864 đến 7 -1876 tiến hành 5 đại hội). Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ, thông qua những nghị quyết quan trọng.

    0 09/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Vợ cute Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Rùa Con

    Những chính sách thể hiện bản chất nhà nước kiểu mới của Công xã Pa-ri:

    - Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

    - Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân.

    - Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.

    - Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.

    - Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.

    0 09/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Mít Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Soái ca

    Hoàn cảnh bùng nổ Cuộc cách mạng 18-3-1871 ở Pa-ri:

    - Ngày 19-7-1870, chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ.

    - Ngày 2-9-1870, toàn bộ đội quân Pháp và Na-pô-lê-ông III đầu hàng.

    - Ngày 4-9-1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ đến chế II, đòi thiết lập chế độ cộng hòa và tổ chức kháng chiến chống quân Phổ.

    + Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập mang tên chính Chính phủ vệ quốc.

    + Khi quân Phổ tiến về Pa-ri và bao vây thành phố, “Chính phủ vệ quốc” đã trở thành “Chính phủ phản quốc” khi quyết định đầu hàng và mở cửa cho Phổ tiến vào Pháp.

    + Nhân dân Pa-ri đã tổ chức thành các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang và xây dựng phòng tuyến bảo vệ thủ đô.

    - 3 giờ sáng ngày 18-3-1871, Chính phủ cho quân đánh chiếm đồi Mông-mác, nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân. Quần chúng nhân dân đã kịp thời kéo đến hỗ trợ Quốc dân quân, bao vây quân chính phủ.

    0 09/05/22
    Xem thêm 2 câu trả lời