Những băn khoăn, sũy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua là:
- Làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch.
- Nhưng nếu tuân lệnh vua là phản bội lại ý chí của nhân dân vì nhân dân muốn tiếp tục chiến đấu.
Vua ban lệnh xuống, buộc Trương Định phải giải tán nghĩa binh và đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang. Nhận được lệnh, Trương Định băn khoăn, suy nghĩ rất nhiều : làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến.
Martin Luther (Martin Luder, Máttinô Lutêrô hay Martinus Lutherus; 10 tháng 11 năm 1483 – 18 tháng 2 năm 1546) là nhà thần học người Đức, tu sĩ Dòng Augustinô, và là nhà cải cách tôn giáo.
Vào ngày này năm 1517, linh mục và học giả Martin Luther đã đến gần cánh cửa nhà thờ Castle ở Wittenberg, Đức, và đóng vào đó một mảnh giấy chứa 95 ý kiến mang tính cách mạng vốn sẽ là khởi nguồn của Phong trào Kháng Cách. Trong các luận đề của mình, Luther lên án sự quá đà và tham nhũng của Giáo hội Công giáo La Mã, đặc biệt là việc Giáo hoàng đòi hỏi phải được trả tiền mua “giấy xá tội” (indulgence) để tha thứ tội lỗi cho kẻ khác.
- Trong thời kì trung đại, giai cấp phong kiến lấy Kinh thánh của đạo Thiên Chúa giáo làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.
=> Chính vì vậy, phong trào Cải cách tôn giáo được coi là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu.
- Thay đổi trong lòng xã hội Tây Âu dưới tác động của phong trào Cải cách tôn giáo:
+ Thiên Chúa giáo bị phân hóa thành hai giáo phái: Cựu giáo (là Thiên Chúa giáo) và Tân giáo (là tôn giáo Tin Lành).
+ Các thế lực bảo thủ tìm cách đàn áp những người theo Tân giáo, dẫn đến tình trạng bất công trong xã hội; châm ngòi cho sự bùng nổ cuộc chiến tranh nông dân ở Đức (1524).
+ Tác động thuận lợi đến hoạt động phát triển kinh tế của tư sản: hầu hết các thành phố theo đạo Tin Lành có nền kinh tế phát triển hơn so với các thành phố theo Công giáo.
- Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo:
+ Công khai phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội
+ Chống lại việc Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh Thánh.
+ Phủ nhận vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng
+ Chủ trương không thờ tranh tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản, thuận lợi và tiết kiệm thời gian.
Theo em, tư liệu 5.2 và 5.3 thể hiện: chủ trương không thờ tranh tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản, thuận lợi và tiết kiệm thời gian.
* Phân tích ảnh hưởng của chữ viết Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á:
- Chữ viết của Ấn Độ có mặt ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á.
- Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những chữ viết của riêng dân tộc mình, như:
+ Người Chăm học tập chữ Phạn của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ Chăm cổ.
+ Cư dân Khơ-me học tập chữ Phạn của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ
+ Người Môn sáng tạo ra chữ Môn cổ trên cơ sở của chữ Pa-li.
+ Người Mã Lai sáng tạo ra chữ Mã Lai cổ trên cơ sở của chữ Phạn.
- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến văn minh Đông Nam Á
+ Hin-đu giáo, Phật giáo từ Ấn Độ để lại dấu ấn sâu đậm trong cách thức tổ chức bố máy nhà nước và đời sống tinh thần của nhiều quốc gia Đông Nam Á
+ Chữ viết của Ấn Độ có mặt ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những chữ viết của riêng dân tộc mình, như: chữ Chăm cổ; chữ Khơ-me cổ; chữ Mã Lai cổ…
+ Các tác phẩm văn học của Ấn Độ, đặc biệt là bộ sử thi Ramayana có ảnh hưởng sâu rộng của các nước Đông Nam Á. Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra những tác phẩm văn học của mình dựa trên nguyên tác là sử thi Ramayana, ví dụ như: Riêm Kê (Campuchia), Ra-ma Kiên (Thái Lan)…
- Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến văn minh Đông Nam Á
+ Nho giáo, Đạo giáo và nhiều học thuyết tư tưởng khác của Trung Quốc được truyền bá vào Đông Nam Á
+ Ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, như: ngôn ngữ, văn học, ẩm thực, trang phục, kiến trúc,…
Nét chính về tổ chức xã hội ở Đông Nam Á.
- Tổ chức xã hội cơ bản của cư dân Đông Nam Á là làng (với tên gọi khác nhau ở mỗi vùng, miền).
- Làng có vai trò tạo dựng nên các cộng đồng cư dân có quan hệ gần gũi với nhau, cùng đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và chống ngoại xâm.
=> Chính sự phát triển của các cộng đồng cư dân này đã chuẩn bị cho sự ra đời của văn minh Đông Nam Á.
- Cư dân Đông Nam Á được cho là kết quả của sự pha trộn giữa hai chủng tộc: Môn-gô-lô-ít và Ốt-xtra-lô-ít, sinh ra tiểu chủng Môn-gô-lô-ít phương Nam.
- Từ tiểu chủng Môn-gô-lô-ít phương Nam này lại chia thành 2 nhánh (còn gọi là 2 loại hình nhân chủng), gồm: nhánh Nam Á và nhánh Anh-đô-nê-diêng
- Từ mỗi loại hình nhân chủng trên lại có sự cộng huyết, hòa huyết với nhau, hình thành nên nhiều tộc người khác nhau.
=> Do đó, thành phân dân cư và tộc người ở Đông Nam Á rất phong phú.
- Vị trí địa lí thuận lợi cho quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa giữa Đông Nam Á với các nền văn minh khác trên thế giới, ví dụ như: Trung Quốc, Ấn Độ…
- Sự chia cắt mạnh mẽ về địa hình đã:
+ Tạo nên những tiểu vùng văn hóa khá biệt lập
+ Hạn chế khả năng tập hợp dân cư. Do đó, ở thời kì đầu, ở Đông Nam Á thường xuất hiện các tiểu quốc nhỏ; các nhà nước thống nhất, rộng lớn xuất hiện ít và tương đối muộn
+ Tạo nên sự đa dạng về cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái, góp phần dẫn đến sự đa dạng về văn hóa giữa các vùng miền.
- Biển cũng tạo ra đường giao thương cho các nước trong khu vực, đồng thời nối liền Đông Nam Á với các tuyến thương mại hàng hải quốc tế.
- Các dòng sông: cung cấp nguồn nước cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người; bồi tụ nên các đồng bằng phù sa màu mỡ và là tuyến giao thông quan trọng kết nối các vùng.
- Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều; đồng bằng màu mỡ đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp đồng thời chi phối rất lớn đến phong tục tập quán như ăn, mặc, ở, đi lại, lễ hội, tín ngưỡng…