Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Gấu Bông Lịch Sử lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bi

    Năm 1744, sau một thời kì phát triển ổn định của xã hội Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Khoát quyết định xưng vương, thành lập triều đình trung ương, đổi 3 ti thành 6 bộ và đặt thêm quan chức. Các dinh vẫn giữ như cũ.

    =>Với những việc làm như vậy, ta thấy việc làm của chúa Nguyễn Phúc Khoát có công trong việc mở mang vùng đất Đàng Trong, mở rộng lãnh thổ quốc gia. Các chúa Nguyễn nối tiếp nhau xây dựng chính quyền riêng của mình. Việc chúa Nguyễn Phúc Khoát quyết định xưng vương, thành lập chính quyền riêng ở Đàng Trong tạo ra nguy cơ chia cắt đất nước lâu dài.

    0 13/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Bon Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cún Con

    - Về cơ bản bộ máy nhà nước được tổ chức theo mô hình thời Lê sơ.

    - Triều đình nhà Lê không còn nắm thực quyền mà quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh.

    0 13/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Vịt Con Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Phô Mai

    - Do sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến: Nam triều - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.

    - Sự ngang tài, ngang sức của các thế lực phong kiến.

    0 13/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Cu Bin Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Vợ là số 1

    Thành tựu văn học:

    Văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như “ thơ thần”, hịch tướng sĩ…

    Hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời.

    Văn thơ chữ Nôm xuất hiện: Quốc âm thi tập, Hồng Đức thi tập…

    Thành tựu nghệ thuật:

    Nhiều công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi như chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa

    Phật Tích, tháp Phổ Minh, chuông Quy Điền…

    Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hồ được xây dựng và trở thành một biểu tượng nghệ thuật xây dựng ở nước ta, tháp Chăm được xây dựng thêm, mang phong cách nghệ thuật đặc sắc.

    Nhiều tác phẩm điêu khắc mang những hoa tiết hoa văn độc đáo.

    Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng ra đời từ đây và ngày càng phát triển.

    Âm nhạ phát triển có nhiều nhạc cụ như tiếng cơm sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cồng…

    Múa được tổ chức vào các ngày lễ, ngày mùa.

    0 13/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Bảnh Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bờm

    Thời Lý – Trần phật giáo rất phát triển vì Phật giáo vốn đã có từ lâu ở nước ta, nó đã đi vào và ăn sâu trong tâm tưởng của người Việt. Thời Lý – Trần có nhiều vua quan theo đạo phật do đó chùa chiền, tượng phật cũng được đầu tư và xây dựng nhiều rộng khắp cả nước.

    Tuy nhiên, bước sang thời Lê Sơ, đạo phật lại không mấy phát triển mà thay vào đó là sự thịnh vượng của Nho giáo. Sở dĩ, trong thời gian này, Nho giáo phát triển là do nhà nước ban hành nhiều điều lệnh nhằm hạn chế sự phát triển của phật giáo. Do đó, Nho giáo được đà phát triển và lên nắm vị trí độc tôn lúc bấy giờ.

    0 13/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Lang băm Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Tiểu Báo

    * Thời Đinh, Tiền Lê:

    - Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.

    - Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.

    * Thời Lý, Trần, Hồ:

    - Do đòi hỏi phải tuyển những người tài đức để phục vụ đất nước nên việc giáo dục và thi cử được các triều đại coi trọng.

    - Nhà Lý:

    + Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long.

    + Năm 1075, mở khoa thi quốc gia đầu tiên.

    + Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.

    - Nhà Trần:

    + Giáo dục ngày càng mở rộng.

    + Năm 1247, vua Trần Thái Tông đã cho đặt bộ máy Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa).

    - Nhà Hồ: ban hành những quy định để đưa thi cử vào nề nếp, đưa toán vào thi cử.

    * Thời Lê sơ: phát triển mạnh mẽ nhất dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

    - Mở rộng trường công của nhà nước đến các địa phương.

    - Quy định 3 năm mở một kì thi Hội đế lựa chọn tiến sĩ.

    - Năm 1484, cho dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ đặt trong Văn Miếu.

    - Thời Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ được hàng trăm tiến sĩ.

    => Ý nghĩa: Việc phát triển giáo dục đã tạo điều kiện để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài và thông qua thi cử đã tuyển chọn được nhiều người có tài năng phục vụ cho đất nước.

    0 13/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Lớp Văn cô Thu Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Sếp trong nhà

    * Bảng thống kê các thành tựu khoa học - kĩ thuật:

    Lĩnh vựcThành tựu/tác phẩm
    Lịch sử

    Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu), Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư, …

    Địa lýDư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
    Quân sự

    Binh thư yếu lược; chế tạo súng thần cơ và đóng các tàu chiến có lầu.

    Chính trịThiên Nam dư hạ
    Toán học

    Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh), Lập thành toán pháp (Vũ Hữu).

    0 13/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Biết Tuốt Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Nhân Mã

    - Đời sống văn hóa của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý, Trần, Lê phát triển phong phú và đa dạng.

    - Ngoài những nét văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc và dân gian, văn hóa dân tộc thời kì này còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố từ bên ngoài vào.

    0 13/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Kẻ cướp trái tim tôi Lịch Sử Lớp 10
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Phúc Huy

    Thơ văn các thế kỉ XI - XV mang những đặc điểm sau:

    - Phát triển cả văn thơ chữ Hán và chữ Nôm.

    - Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

    - Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp quê hương đất nước, ca ngợi đất nước phát triển.

    0 13/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Cự Giải Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Sói già

    Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Và cho đến năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia trong văn miếu.

    Việc dựng bia để ghi tên các tiến sĩ như vậy có tác dụng:

    Trước hết là khuyến khích sự ham học của các bậc trẻ tuổi, tài năng xuất chúng.

    Sau đó là tạo điều kiện để thu hút các bậc nhân tài, tri thức giỏi tham gia vào việc đóng góp và xây dựng, bảo vệ đất nước.

    0 13/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Người Sắt Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Minh Thong Nguyen ...

    Ở các thế kỉ X – XIV, phật giáo nắm giữ vị trí đặc biệt quan trọng và khá phổ biến.

    Vua quan trong triều nhiều người theo đạo phật. Các nhà sư được vua tôn trọng, có những lúc chính các nhà sư cũng được tham dự bàn chuyện việc nước. Bên cạnh đó, chùa chiền cũng được xây dựng ngày càng nhiều rải khắp mọi nơi.

    0 13/04/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Chít Lịch Sử Lớp 10
    4 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Nguyễn Sumi
    STTTên cuộc kháng chiến và khởi nghĩaNiên đạiVương triềuNgười lãnh đạoKết quả
    1Kháng chiến chống Tống thời Tiền LêNăm 981Tiền LêLê HoànThắng lợi
    2Kháng chiến chống Tống thời LýNăm 1077Lý Thường KiệtThắng lợi
    33 lần kháng chiến chống Mông – NguyênThế kỉ XIIITrầnVua Trần và các tướng lĩnh nhà TrầnThắng lợi 3 lần
    4Chống Minh1407HồHồ Quý LyThất bại
    5Khởi nghĩa Lam Sơn1418-1427Lê sơLê LợiThắng lợi

    0 12/04/22
    Xem thêm 1 câu trả lời