Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Kẻ cướp trái tim tôi Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖

    Tên các nền văn minh tiêu biểu tương ứng với các giai đoạn của tiến trình lịch sử văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại.

    - Các nền văn minh tiêu biểu thời cổ đại là:

    + Văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa, Ấn Độ (ở phương Đông)

    + Văn minh Hy Lạp, La Mã (ở phương Tây)

    - Thời Trung đại:

    + Văn minh Ấn Độ, Trung Hoa (ở phương Đông)

    + Văn minh thời Phục hưng (ở phương Tây).

    0 12/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Sunny Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cô Độc

    Tiến trình lịch sử văn minh thế giới thời cổ - trung đại

    - Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới được hình thành từ khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu phi và Tây Nam Á

    - Trong thời kì cổ đại:

    + Ở phương Đông hình thành 4 trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa và Ấn Độ. Điểm chung nổi bật là cả bổn nền văn minh này đều hình thành trên lưu vực của các dòng sông lớn.

    + Ở phương Tây, có hai nền văn minh lớn là Hy Lạp và La Mã. Điểm chung của hai nền văn minh này là hình thành ven biển, đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khô cằn,... nên khi có công cụ lao động bằng kim loại mới xuất hiện nền văn minh

    - Đến thời kì trung đại:

    + Ở phương Đông, văn minh Ấn Độ và Trung Hoa tiếp tục được phát triển đến khi bị các nước thực dân phương Tây xâm lược và đô hộ (cuối thế kỉ XIX)

    + Ở phương Tây, thời hậu kì trung đại, văn minh thời Phục hưng được phục hồi trên cơ sở văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.

    0 12/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Lang băm Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Công chúa Tuyết

    - Hình 5.3 Đấu trường Cô-li-dê (Italia) vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện của văn minh. Vì:

    + Đấu trường này là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (đây là biểu hiện của văn hóa).

    + Đấu trường Cô-li-dê ra đời vào khoảng thế kỉ I khi mà người La Mã đã xây dựng cho mình một đế chế hùng mạnh, rộng lớn, nền văn hóa La Mã cổ đại đã có sự phát triển cao (đây chính là biểu hiện của văn minh).

    0 12/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Kẹo Ngọt Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đen2017

    a/ Văn minh: là trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá. Văn minh còn có nghĩa là đã thoát khỏi thời kì nguyên thuỷ.

    b/ So sánh văn hóa và văn minh:

    - Giống nhau: đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.

    - Khác nhau:

    + Văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay

    + Văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

    c/ Tiến trình lịch sử văn minh thế giới thời cổ - trung đại

    - Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới được hình thành từ khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu phi và Tây Nam Á

    - Trong thời kì cổ đại:

    + Ở phương Đông hình thành 4 trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa và Ấn Độ. Điểm chung nổi bật là cả bổn nền văn minh này đều hình thành trên lưu vực của các dòng sông lớn.

    + Ở phương Tây, có hai nền văn minh lớn là Hy Lạp và La Mã. Điểm chung của hai nền văn minh này là hình thành ven biển, đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khô cằn,... nên khi có công cụ lao động bằng kim loại mới xuất hiện nền văn minh

    - Đến thời kì trung đại:

    + Ở phương Đông, văn minh Ấn Độ và Trung Hoa tiếp tục được phát triển đến khi bị các nước thực dân phương Tây xâm lược và đô hộ (cuối thế kỉ XIX)

    + Ở phương Tây, thời hậu kì trung đại, văn minh thời Phục hưng được phục hồi trên cơ sở văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.

    0 12/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Sói Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bon

    (*) Giới thiệu Văn Miếu – Quốc Tử Giám

    - Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội.

    - Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

    - Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000.

    - Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học).

    - Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

    0 12/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Mít Xù Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cự Giải

    * Kể tên 5 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới

    + Nhã nhạc cung đình Huế - được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (năm 2003)

    + Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ - được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (năm 2012)

    + Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) - được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (năm 2010)

    + Thành nhà Hồ - được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (năm 2011)

    + Quần thể di tích Cố đô Huế - được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (năm 1993).

    * Giới thiệu về các giá trị lịch sử và văn hóa liên quan đến các di sản

    - Nhã nhạc cung đình Huế:

    + Giá trị lịch sử: cung cấp những thông tin phản ánh về lễ nghi cung đình ở Việt Nam thời phong kiến

    + Giá trị văn hóa: góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra bên ngoài; là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch…

    - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ:

    + Giá trị lịch sử: phản ánh về đời sống tinh thần của người Việt cổ thời Văn Lang

    + Giá trị văn hóa: phản ánh lòng tự hào về cội nguồn dân tộc; truyền thống uống nước nhớ nguồn được trao truyền từ đời này sang đời khác của nhân dân Việt Nam; góp phần giáo dục lòng yêu nước, đoàn kết cộng đồng dân tộc; đồng thời góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra bên ngoài; là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch…

    - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội):

    + Giá trị lịch sử: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, đã cung cấp nhiều nguồn sử liệu quý, phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ: thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ thời thuộc Đường (VII – IX), đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê trung hưng (thế kỉ X - cuối thế kỷ XVIII), rồi thành Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn (thế kỷ XIX), qua thời Pháp thuộc (thế kỉ XX) cho đến hiện nay.

    + Giá trị văn hóa: Di tích Hoàng Thành góp phần nâng cao hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm văn hoá có bề dày lịch sử, từ đó khuyến khích niềm tự hào dân tộc; quảng bá lịch sử và văn hóa Việt Nam ra bên ngoài; tạo sức hút lớn về du lịch…

    0 12/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Tiểu Thái Giám Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    BuriBuriBiBi play mo ...

    Giải Sử 10 Bài 4

    0 12/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Lê Jelar Lịch Sử Lớp 10
    6 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖

    - Vai trò của sử học đối với ngành công nghiệp văn hóa:

    + Cung cấp những tri thức liên quan đến ngành (về quá trình hình thành, phát triển và biến đổi; về vị trí, vai trò của ngành trong đời sống xã hội, )

    + Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành Công nghiệp văn hoá (đề tài phim ảnh, các loại hình giải trí thời trang... gắn với quảng bá di sản văn hoá).

    + Nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững (kết hợp giữa bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá với phát triển kinh tế, xã hội).

    - Tác động của ngành công nghiệp văn hóa đối với sử học:

    + Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử (về quá trình ra đời thực trạng triển vọng, vị trí và đóng góp của ngành đối với xã hội,...).

    + Thúc đẩy sử học phát triển (quảng bá các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống,... của các cộng đồng, cũng như tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại).

    + Góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá trong cộng đồng (thông qua ngành để giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá,…)

    1 12/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Thần Rồng Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đậu Phộng

    - Sử học và di sản văn hóa, di sản thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết:

    + Thứ nhất, các loại hình di sản văn hoá (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,...) đều đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử. Việc bảo tồn

    di sản theo dạng thức vốn có là cơ sở để nhà sử học có thể miêu tả, trình bày lịch sử quá khứ một cách chính xác.

    + Thứ hai, Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, xác định vị trí, vai trò và ý nghĩa của di sản đối với cộng đồng

    + Thứ ba, Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy (về đặc điểm, loại hinh, cấu trúc, địa bàn dân cư, tác động - ảnh hưởng,...) liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

    + Thứ tư, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, giáo dục thể hệ trẻ, bảo vệ sự đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học trên toàn cầu.

    + Thứ năm, sử học xác định giá trị của các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên cần bảo tồn, đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả. Ngược lại, công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại.

    - Ví dụ: Những dấu tích còn lại của thành Cổ Loa (thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội hiện nay) là nguồn sử liệu quan trọng, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử của nhà nước Âu Lạc. Ngược lại, thông qua các tri thức lịch sử về thành Cổ Loa, chúng ta có thể xác định được vai trò và ý nghĩa của di sản này đối với cộng đồng; từ đó có giải pháp bảo tồn phù hợp đối với di sản.

    2 09/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Tiểu Hổ Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    chang

    - Sử học có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với: công tác bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên; công nghiệp văn hóa và phát triển ngành du lịch.

    0 09/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Tiểu Thư Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cute phô mai que

    - Em đã khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để việc tìm kiếm, thu thập và đối chiếu các nguồn sử liệu trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ: Quan sát hình ảnh, thu thập thông tin của các hiện vật do người xưa để lại (nguồn sử liệu hiện vật) thông qua dự án Bảo tàng 3D của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Việt Nam)

    - Với các môn học khác, em đã khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để việc tìm kiếm, thu thập tài liệu có liên quan đến môn học. Ví dụ: tìm hiểu về lịch sử phát hiện ra các nguyên tố hóa học…

    0 09/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Tiểu Báo Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Công Tử

    * Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ gắn bó, tương hỗ với nhau:

    + Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử. Sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

    + Tri thức về lịch sử luôn đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với khoa học xã hội và nhân vẫn ở mọi lĩnh vực.

    + Mặt khác, những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn có vai trò hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện hơn, cụ thể và chính xác hơn.

    * Ví dụ và phân tích: tác phẩm Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, tư tưởng:

    + Giá trị lịch sử được thể hiện ở việc: sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lơi, Nguyễn Trãi thừa lệnh của chủ tưởng Lê Lợi soạn thảo ra bản Bình Ngô Đại cáo để bố cáo thiên hạ. Tác phẩm này đã tổng kết lại cuộc khởi nghĩa quật cường của dân tộc Đại Việt: từ những ngày khổ cực, đau thương dưới ách thống trị của nhà Minh; những ngày gian lao trên núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng như Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang…

    + Giá trị văn học: Bình Ngô Đại cáo là một áng văn chính luận được đánh giá cao về hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực, thể hiện sâu sắc và sinh động những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của quốc gia dân tộc.

    + Giá trị tư tưởng: Bình Ngô Đại cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.

    0 09/09/22
    Xem thêm 2 câu trả lời