Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Alekseievich Gagarin trở thành con người đầu tiên vào vũ trụ khi ông vào quỹ đạo Trái Đất trên con tàu Vostok 1 của Liên Xô vào 12 tháng 4 1961, ngày này bây giờ trở thành một ngày lễ ở Nga và một số nước. Ông bay vòng quanh Trái Đất trong 108 phút. 23 ngày sau đó, trên phi vụ Freedom 7, Alan Shepard là người Mỹ đầu tiên bay vào không gian (nhưng chưa vào quỹ đạo Trái Đất), và John Glenn, trong Friendship 7, trở thành người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh quỹ đạo Trái Đất, bay được 3 vòng vào ngày 20 tháng 2 năm 1962.
- Những năm 1950-1960, sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%.
- Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.
- Khoa học-kĩ thuật:
+ Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ.
+ Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu "Phương Đông" đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất.
- Ngay từ đầu năm 1946, Đảng và nhà nước Xô Viết đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế đất nước với kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 - 1950) và hoàn thành trước thời hạn 9 tháng.
- Các tầng lớp nhân dân Liên Xô đã sôi nổi thi đua, lao động quên mình để thực hiện kế hoạch.
* Kết quả:
- Về kinh tế:
+ Công nghiệp: Năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73%. Hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng.
+ Nông nghiệp: Một số ngành sản xuất nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Về khoa học - kĩ thuật: có sự phát triển vượt bậc. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
- Kĩ thuật Ướp xác ra đời ở Ai Cập từ thời Cổ vương quốc khoảng năm 2700 TCN và tồn tại đến khoảng thế kỉ V.
- Người Ai Cập có tục ướp xác vì họ tin vào sự bất tử của linh hồn. Họ cho rằng, khi con người chết đi, thì linh hồn vẫn tồn tại, thoát ra khỏi thể xác. Nếu như thân xác được giữ gìn, không bị phân hủy, thì sẽ có một ngày, linh hồn trở về với thể xác và con người sẽ tái sinh.
- Kĩ thuật ướp xác của cư dân Ai Cập còn nhiều điều bí ẩn mà khoa học ngày nay chưa thể giải đáp cặn kẽ, tuy nhiên, về cơ bản: người Ai Cập sẽ loại bỏ các phần hoặc các bộ phận dễ phân hủy (ví dụ: nội tạng, não…), sau đó làm khô thi thể, quấn vải lanh, rồi cho vào quan tài
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.
- Nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: phép đếm lấy số 10 làm cơ sở…
- Câu nói “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin” đã phản ánh về vai trò của sông Nin đối với đời sống của cư dân Ai Cập cổ đại:
+ Sông Nin cung cấp nguồn nước và nguồn lợi sinh vật dồi dào
+ Sông Nin bồi đắp phù sa, hình thành nên ở Ai Cập những đồng bằng rộng lớn, màu mỡ
+ Sông Nin còn là tuyến đường huyết mạch kết nối giữa các vùng ở Ai Cập
=> Nhờ khai thác những thuận lợi mà sông Nin đem lại, cư dân Ai Cập cổ đại đã sớm hình thành và phát triển nền văn minh của mình.
Cơ sở hình thành của văn minh Ai Cập
- Điều kiện tự nhiên: lưu vực sông Nin có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Ai Cập cổ đại
- Cơ sở kinh tế: kinh tế phát triển, nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo.
- Cơ sở chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là Pha-ra-ông. Các Pha-ra-ông có quyền lực tối cao và tuyệt đối
- Cơ sở xã hội: xã hội có sự phân hóa thành các tầng lớp quý tộc, nông dân, nô lệ.
- Cơ sở dân cư: cư dân Ai Cập cổ đại bao gồm các bộ lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á. Họ sống quần tụ và trở thành chủ nhân của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
- Văn minh Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ được hình thành dựa trên những cơ sở về:
+ Điều kiện tự nhiên (ở lưu vực các dòng sông lớn).
+ Kinh tế (nông nghiệp là ngành chủ đạo; thủ công nghiệp và thương nghiệp là ngành bổ trợ)
+ Chính trị (chính quyền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền)
+ Xã hội (phân chia thành nhiều tầng lớp/ đẳng cấp khác nhau)
+ Dân cư
- Ý nghĩa:
+ Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân các quốc gia Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ
+ Nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay.
- Văn minh Văn Lang – Âu Lạc ở Việt Nam thuộc giai đoạn cổ đại của lịch sử văn minh thế giới. Vì: văn minh Văn Lang – Âu Lạc hình thành và phát triển trong khoảng nửa cuối thiên niên kỉ I TCN; khi cư dân Việt cổ bước đầu xây dựng những nhà nước đầu tiên của mình tại lưu vực các dòng sông lớn ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay.
-Văn minh Đại Việt ở Việt Nam thuộc giai đoạn trung đại của lịch sử văn minh thế giới. Vì: văn minh Đại Việt tồn tại và phát triển trong khoảng thời gian từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, khi mà người Việt xây dựng được những nhà nước độc lập, tự chủ, phát triển hùng mạnh trên các lĩnh vực và đạt được những thành tựu cao hơn về văn hóa.
- Hình 5.4 Đồ trang sức thời nguyên thủy là biểu hiện của văn hóa. Vì đây là sản phẩm do con người sáng tạo ra ở thời kì mà nhà nước và chữ viết chưa xuất hiện.
- Hình 5.5 Đền Pác-tê-nông (ở Hy Lạp) vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện của văn minh. Vì:
+ Đền Pác-tê-nông là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (đây là biểu hiện của văn hóa).
+ Đền Pác-tê-nông được xây dựng vào khoảng thế kỉ V TCN tại thành bang A-ten của người Hi Lạp cổ đại – đây là thời điểm mà người Hy Lạp đã xây dựng được nhà nước, có chữ viết và nền văn hóa đã có sự phát triển cao (đây chính là biểu hiện của văn minh).