- Cần phải học tập lịch sử suốt đời, vì:
+ Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
+ Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.
+ Cùng với việc tim hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.
- Ví dụ 1: Những kiến thức lịch sử chúng ta được học ở trường phổ thông hiện nay chỉ là một phần nhỏ, cho ta biết những điểm nổi bật trong tiến trình phát triển của nhân loại (nói chung) và của dân tộc (nói riêng). Muốn hiểu biết đầy đủ, ngoài SGK, chúng ta cần phải đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu, học hỏi, tiếp thu tri thức lịch sử từ nhiều nguồn khác nhau, như: các sách chuyên khảo; tạp chí nghiên cứu; phim tài liệu…
- Ví dụ 2: Trước đây, chúng ta thường nhận định rằng, bước tiến hóa từ Người tối cổ thanh Người tinh khôn diễn ra cách ngày nay khoảng 4 vạn năm; hiện nay, thông qua nhiều nguồn sử liệu mới, các nhà khoa học đã đưa ra nhận định mới rằng: người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng 15 vạn năm. Hoặc trong lịch sử dân tộc Việt Nam, trước kia, chúng ta cho rằng “Việt Nam có lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước”; tuy nhiên, thông qua các nguồn sử liệu về sự hình thành và phát triển của nhà nước Văn Lang, chúng ta đã có nhận thức mới rằng: lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam cho tới hiện nay là khoảng 2700 năm. Như vậy, tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, chúng ta cũng cần không ngừng học tập, tiếp thu tri thức mới.
- Để giữ gìn bản sắc văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta cần:
+ Tôn trọng và có ý thức gìn giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc
+ Sẵn sàng tiếp thu, học hỏi những thành tựu văn minh tiến bộ của nhân loại để bổ sung và làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc
+ Phê phán, đấu tranh chống lại các hành động làm xấu, làm mai một đi bản sắc văn hóa truyền thống. Ví dụ: tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài khi giao tiếp dễ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…
- Vai trò của tri thức lịch sử:
+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững
- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:
+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.
+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
* Vai trò của tri thức lịch sử:
+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững
* Ý nghĩa của tri thức lịch sử:
+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.
+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
* Vì sao phải học tập và khám phá lịch sử:
+ Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
+ Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.
+ Cùng với việc tim hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.
Nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2/9/1945 là:
- Sử liệu thành văn có tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập (của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
- Sử liệu hình ảnh có:
+ Băng ghi hình về sự kiện ngày 2/9/1945.
+ Ảnh chụp quang cảnh sự kiện ngày 2/9/1945
- Câu nói của Gioóc-giơ Ô-oen có thấy tầm quan trọng của Lịch sử đối với sự phát triển của một dân tộc:
+ Học tập lịch sử giúp con người hiểu được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; quá trình đấu ranh dựng nước và giữ nước của cha ông; từ đó hình thành được ở người học ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp do tổ tiên trong quá khứ để lại
+ Học lịch sử giúp con người có thể đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
=> Do đó, nếu phủ nhận hoặc xóa bỏ lịch sử, thì con người sẽ không thể hình dung được sự tồn tại và phát triển của chính quốc gia, dân tộc mình; đồng thời sẽ sản sinh ra một thế hệ người sống “vô thức”. Có thể nói đó là những “người máy”, không biết gì về quê hương, dòng họ, dân tộc; không có sự yêu thương,đùm bọc, chia sẻ; không có sự trân trọng các giá trị văn minh… Nếu như cộng đồng người “vô thức” ấy ngày một nhiều, sẽ dẫn đến sự diệt vong của quốc gia, dân tộc.
- Ý nghĩa từ lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
+ Hiện thực lịch sử có trước nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi, nhưng nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian. (Điều này thể hiện qua chi tiết: “Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần”).
+ Trong quá trình nghiên cứu, ghi chép, nhận thức lịch sử, chúng ta cần phải đề cao nguyên tắc trung thực (tôn trọng những gì đã diễn ra trong quá khứ, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử) và nguyên tắc khách quan (cần nhận thức lịch sử dưới góc nhìn đa chiều, không nên nhận thức phiến diện, một chiều).
- Sơ đồ hình 1.3 phản ánh:
+ Phương pháp (nghiên cứu) lịch sử của sử học. Vì: sơ đồ hình 1.3 đã mô tả các sự kienj tiêu biểu trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 - 1986
+ Phương pháp (trình bày) lịch đại của sử học. Vì: sơ đồ hình 1.3 đã trình bày các sự kiện lịch sử theo thời gian trước – sau, giúp người đọc thấy được tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam trong những năm 1030 – 1086.
Một số lương pháp cơ bản của sử học
- Phương pháp nghiên cứu bao goomg:
+ Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu, khối phục, mô tả các sự kiện, hiện tượng (về quá trình ra đời, phát triển và suy vong), gắn Với bối cảnh lịch sử cụ thể,..
+ Phương pháp Lô-gic: Tìm hiểu lịch sử trong hình thức tổng quát để tìm ra các đặc điểm chung, bản chất, quy luật, mối quan hệ nhân quả của lịch sử,..
- Phương pháp trình bày, bao gồm:
+ Phương pháp lịch đại: Trình bày lịch sử theo thời gian trước - sau (mối liên hệ dọc), giúp người đọc thấy được tiến trình của lịch sử
+ Phương pháp đồng đại: trình bày lịch sử theo không gian ở cùng giai đoạn (mỗi liên hệ ngang), giúp người đọc thấy được ở cùng một thời điểm có những sự kiện nào.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: sử học khai thác thông tin của nhiều ngành khoa học (khảo cổ học dân tộc học; văn hóa học….) để làm sáng tỏ các sự kiện, hiện tượng lịch sử có liên quan.
* Cách phân loại thứ nhất: Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị của thông tin, sử liệu được chia làm 2 nguồn là: sử liệu sơ cấp và sử liệu thứ cấp:
- Sử liệu sơ cấp
+ Khái niệm: là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu. Ví dụ: hổ sơ, văn kiện, nhật kí, ảnh chụp, đoạn băng hình, hiện vật gốc,...
+ Giá trị: nguồn sử liệu sơ cấp được coi là bằng chứng quan trọng nhất của nhà sử học khi miêu tả, phục dựng lại quá khứ.
- Sử liệu thứ cấp:
+ Khái niệm: là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, thường là những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử.
+ Giá trị: Nguồn sử liệu thứ cấp thường được coi là tài liệu tham khảo, giúp người đọc tiếp cận với tri thức lịch sử thông qua các quan điểm, nhận thức khác nhau của các nhà sử học
* Cách phân loại thứ hai: Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia làm bốn loại hình cơ bản: sử liệu lời nói – truyền khẩu; sử liệu hiện vật; sử liệu hình ảnh và sử liệu thành văn
- Sử liệu lời nói - truyền khẩu:
+ Là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, gồm những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại,... được lưu truyền từ đời này qua đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử.
+ Giá trị: nguồn sử liệu này thường không cho beiets chính xác về thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện, nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.
- Sử liệu hiện vật:
+ Là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình hoặc đồ vật cụ thể,…
+ Giá trị: các sử liệu hiện vật phản ánh khá trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của cọn người trong quá khứ.
- Sử liệu hình ảnh:
+ Là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, gốm tranh, ảnh, băng hình,...
+ Giá trị: các sử liệu hình ảnh phản ánh khá trung thực về đời sống vật chất và tinh thần của cọn người trong quá khứ.
- Sử liệu thành văn:
+ Là nguồn sử liệu bằng chữ viết, như sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước, hiệp định,...
+ Giá trị: nguồn sử liệu thành văn cho chúng ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người trong quá khứ.
- Câu truyện “Thôi Trữ giết vua” phản ánh về nguyên tắc trung thực khi ghi chép lịch sử (điều này thể hiện qua chi tiết: cha con Thái sử Bá và Nam sử thị không màng đến tính mạng của bản thân, vẫn kiên quyết ghi chép đúng sự thật: Tề Trang Công bị Thôi Trữ sát hại).
- Ý nghĩa của câu truyện “Thôi Trữ giết vua”:
+ Ca ngợi tấm gương trung thực của cha con Thái sử bá và Nam sử thị.
+ Định hướng, khuyên các nhà sử học khi ghi chép lịch sử cần trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử…