- Đoạn trích trong bài tựa sách “Đại Việt sử kí tục biên” của Phạm Công Trứ đã phản ánh về nhiệm vụ của sử học:
+ Sử học cung cấp những tri thức khoa học, khách quan về lịch sử, giúp con người hiểu đúng về quá khứ (điều này được thể hiện qua câu: “sử chủ yếu ghi chép công việc; mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm”).
+ Sử học còn có nhiệm vụ giáo dục, nêu gương, hướng con người tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp (điều này được thể hiện qua câu: “tô điểm việc trí trị thì sáng tỏ ngang Mặt Trời, Mặt Trăng; răn đe kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt; người thiện biết thì có thể bắt chước, người ác biết thì có thể tự răn”).
- Chức năng và nhiệm vụ của sử học:
+ Chức năng của Sử học là khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan (chức năng khoa học) và phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quả khứ (chức năng xã hội).
+ Nhiệm vụ của Sử học là cung cấp những tri thức khoa học về lịch sử và giáo dục, nêu gương.
- Ví dụ: khi nghiên cứu về sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc đổ trước cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nam Việt (năm 179 TCN)
+ Nhiệm vụ của sử học: cung cấp những tri thức khoa học về nguyên nhân thất bại và mốc thời gian sụp đổ của nhà nước Âu Lạc; hướng con người đến tinh thần cảnh giác trong quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc
+ Chức năng sử học: từ sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay, như: nâng cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu và hành động của kẻ thù…
- Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng và mang tính toàn diện, gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực,...) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự, ngoại giao,…
- Ví dụ:
+ Bước phát triển về công cụ lao động của con người thời nguyên thủy
+ Hoạt động của các vua chúa, quan lại thời phong kiến
+ Các cuộc chiến tranh thế giới
+ …
- Sử học là một khoa học nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
Sự kiện ngày 2/9/1945 ở Việt Nam
- Hiện thực lịch sử: Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Nhận thức lịch sử:
+ Nhận thức 1: Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi.
+ Nhận thức 2: Cách mạng tháng Tám đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do.
+ ….
- Khái niệm Lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:
+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ
+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
- Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức Lịch sử:
+ Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)
+ Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.
* Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:
- Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
- Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ
- Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
=> Như vậy, khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
* Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)
* Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.
- Nếu là một trong những người nhận được thông tin ấy, em sẽ:
+ Không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng
+ Cảnh báo cho bạn bè, người thân về tác hại của các tin giả
+ Khi tiếp nhận bất kì thông tin nào, cũng cần có sự thẩm định: Thông tin ấy phục vụ ai? Phương thức thu thập và xử lý thông tin ấy như thế nào: có xác minh độc lập, có công bằng khách quan, có trả tiền để được thông tin hay không? Ai là người thực hiện thông tin ấy? Nguồn tin là ai, cơ quan tổ chức nào? Tác động, kết quả của thông tin ấy ra sao?
* Phát biểu ý kiến: đồng ý với ý kiến của Clau-xơ Sơ-goát
* Chứng minh:
- Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất
+ Trước khi cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra, con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại nặng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.
+ Cuối thế kỉ XVIII, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt
+ Những khám phá về điện là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.
+ Điện năng đã được ứng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đưa nền của con người từ cơ giới hóa chuyển sang điện khí hóa.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất
+ Năm 1946, máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở Mỹ, chạy bằng điện tử chân không, Sự ra đời của máy tính điện tử đã dẫn đến tự động hoá trong quá trình sản xuất. Máy tự động và hệ thống máy tự động không chỉ làm việc” thay con người, mà còn có thể “nghĩ” thay con người. Đển những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề đã được điều khiển bằng máy tính.
+ Cùng với sự ra đời và phát triển của internet, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu. Từ đây, máy vi tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu.
+ Các thiết bị điện tử (thiết bị có chứa linh kiện bán dẫn và mạch điện tử) được chế tạo… đã trực tiếp làm tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm…
- Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm mờ ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật số và sinh học
+ Thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là: kĩ thuật số (với 3 yếu tố cốt lõi là: trí tuệ nhân tạo; Internet kết nối vạn vật; dữ liệu lớn); công nghệ sinh học và sự phát triển công nghệ liên ngành, đa ngành… Tuy vậy, ranh giới giới giữa các lĩnh vực này ngày càng bị xóa mờ. Ví dụ:
+ Xe tự lái là thành tựu trên lĩnh vực vật lí nhưng cũng đồng thời được ứng dụng trí tuệ thông minh (AI).
+ Trí tuệ nhân tạo (AI) cũng được ứng dụng trong việc giải mã gen (thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học).
- Điểm khác biệt về bối cảnh của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại so với các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại là:
+ Nhiều thành tựu về khoa học – công nghệ đã ra đời
+ Nhân loại đang đứng trước những thách thức về: vơi cạn tài nguyên hóa thạch; bùng nổ và già hóa dân số; ô nhiễm môi trường – biến đổi khí hậu…
+ Mạng Internet xuất hiện
+ Mối quan hệ tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới ngày càng được tăng cường