Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lịch Sử

  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Biết Tuốt

    Ý nghĩa của cuộc Chiến tranh nông dân Đức

    – Là một sự kiện lịch sử lớn lao, biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức chống lại chế độ phong kiến.

    – Báo hiệu sự khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến ở châu Âu.

    0 05/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    1 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bờm

    * Đặc điểm:

    - Chủ trương không thủ tiêu tôn giáo, mà chỉ dùng biện phá ôn hòa để tiến hành cải cách.

    - Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng, đòi bãi bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái.

    - Phản ánh tính chất tư sản rõ nét.

    * Ý nghĩa:

    - Là cuộc đấu tranh công khai trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến đã suy tàn.

    - Cổ vũ và mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.

    5 05/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Thùy Chi

    Tính chất của phong trào Văn hoá Phục hưng:

    – Là phong trào của giai cấp tư sản nên nội dung của nó mang tính chất tư sản. Trong bối cảnh lúc đó, phong trào thực sự là một cuộc cách mạng lớn với những tác động tích cực và toàn diện lên đời sống xã hội.

    + Phong trào mang tính chất tư sản tiến bộ khi phản ánh nội dung chống giáo hội và chống phong kiến. Điều này phản ánh nhu cầu của giai cấp tư sản đổi mới về văn hoá và thủ tiêu sự kiểm soát của giáo hội đối với tư tưởng.

    + Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân.

    + Đề cao tinh thần dân tộc.

    - Phong trào Văn hoá Phục hưng phản ánh xu thế mới đang lên của giai cấp tư sản, chống lại hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến lỗi thời và khủng hoảng. Vì thế, về cơ bản nó có nội dung tích cực, tiến bộ, thúc đẩy sự phát triển của văn hoá, tư tưởng và khoa học, kĩ thuật.

    0 05/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Batman

    Thời hậu kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Tây Âu vì:

    - Dưới sự tác động của các cuộc phát kiến địa lý và sự phát triển mạnh mẽ của các nước châu Âu, quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy đã diễn ra, gồm có vốn và nhân công.

    - Đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

    Trong công nghiệp: Công trường thủ công thay thế cho các phường hội, quy mô của các xưởng thủ công lên tới hơn 100 người. Chủ xưởng tiến hành bóc lột những người lao động làm thuê, quan hệ giữa họ là quan hệ chủ với thợ.

    ⇒ Từ các công trường thủ công quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.

    Trong nông nghiệp: Sản xuất nhỏ của nông dân dần dần bị xóa bỏ thay thế bằng đồn điền hay trang trại. Người lao động biến thành công nhân nông nghiệp theo chế độ làm công ăn lương, chủ ruộng đất trở thành tư sản nông thôn hay quý tộc mới.

    Trong ngành thương nghiệp cũng xuất hiện các công ti thương mại thay cho các thương hội trung đại.

    ⇒ Từ những thay đổi trên, xã hội Tây Âu đã biến đổi, hình thành 2 giai cấp tư sản và vô sản.

    0 05/08/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    2 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Cự Giải

    - Các cuộc phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người:

    + Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất, những con đường, vùng đất, dân tộc mới; tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.

    + Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

    + Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

    - Tuy nhiên, cũng nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

    3 05/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    2 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Su kem

    * Chiến tranh nông dân Đức:

    – Nguyên nhân:

    + Giai cấp tư sản đang lên bị chế độ phong kiến bảo thủ cản trở sự phát triển của họ.

    + Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề, tiếp thu được tư tưởng cải cách tôn giáo, tư tưởng của Lu-thơ.

    – Diễn biến:

    + Từ mùa xuân năm 1524, cuộc đấu tranh đã có tính chất quyết liệt, mở đầu cho cuộc chiến tranh nông dân. Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào là Tô-mát Muyn-xe.

    + Phong trào nông dân đã giành thắng lợi bước đầu, đi đến đối thủ tiêu chế độ phong kiến. Nhưng cuối cùng cũng bị thất bại.

    – Ý nghĩa:

    + Là một sự kiện lịch sử lớn lao, biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức chống lại chế độ phong kiến.

    + Báo hiệu sự khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến ở Tây Âu.

    2 05/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    2 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Xuka

    Bước vào thời hậu kì trung đại, bộ mặt Tây Âu có nhiều thay đổi:

    - Giai cấp tư sản mới ra đời, có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương ứng.

    - Những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới.

    - Giáo lí Ki-tô mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.

    - Giai cấp tư sản một mặt muốn khôi phục lại văn hóa cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, mặt khác muốn góp phần xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật.

    ⟹ Đây là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển của phong trào Văn hóa Phục hưng.

    2 05/08/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đường tăng

    Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở châu Âu là:

    - Sau các cuộc phát kiến địa lý, ở châu Âu diễn ra quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy, gồm có vốn và nhân công.

    - Đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

    Trong công nghiệp: Công trường thủ công thay thế cho các phường hội, quy mô của các xưởng thủ công lên tới hơn 100 người. Chủ xưởng tiến hành bóc lột những người lao động làm thuê, quan hệ giữa họ là quan hệ chủ với thợ.

    ⇒ Từ các công trường thủ công quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.

    Trong nông nghiệp: Sản xuất nhỏ của nông dân dần dần bị xóa bỏ thay thế bằng đồn điền hay trang trại. Người lao động biến thành công nhân nông nghiệp theo chế độ làm công ăn lương, chủ ruộng đất trở thành tư sản nông thôn hay quý tộc mới.

    Trong ngành thương nghiệp cũng xuất hiện các công ti thương mại thay cho các thương hội trung đại.

    ⇒ Từ những thay đổi trên, xã hội Tây Âu đã biến đổi, hình thành 2 giai cấp tư sản và vô sản.

    2 05/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    3 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Kim Ngưu

    - Năm 1487, cuộc phát kiến của B. Đi-a-xơ

    - Tháng 8-1492, cuộc phát kiến của C. Cô-lôm-bô

    - Tháng 7-1497, cuộc phát kiến của Va-xcô đơ Ga-ma

    - Từ năm 1519 đến năm 1522, cuộc phát kiến của Ma-gien-lan

    1 05/08/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    7e 40 Huỳnh Văn Thắng

    Câu 2: Vì sao giữa thế kỷ XV đã diễn ra các cuộc phát kiến địa lí?

    A. Nhu cầu thuộc địa. B. Nhu cầu thị trường. 

    C. Nhu cầu nguyên liệu. D. Nhu cầu thị trường và nguyên liệu. Câu 2: Vì sao giữa thế kỷ XV đã diễn ra các cuộc phát kiến địa lí?

    A. Nhu cầu thuộc địa. B. Nhu cầu thị trường.

    C. Nhu cầu nguyên liệu. D. Nhu cầu thị trường và nguyên liệu.

    0 29/10/22
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    1 4 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đen2017

    Nguồn gốc thành thị trung đại:

    Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hoá.

    Sản phẩm được trao đôỉ trên thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.

    Trong các ngành thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hoá mạnh mẽ. Một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn hoặc dùng tiền chuộc lại thân phận. Họ đến những nơi có đông người qua lại như ngã ba đường, bến sông ... để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hàng hoá.

    ⇒ Từ đó, thành thị đã ra đời. Bên cạnh đó còn có một số thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được khôi phục từ những đô thị cổ đại.

    Vai trò:

    Các thành thị đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa tự cấp tự túc, thúc đẩy kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển.

    Góp phần tích cực xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

    0 05/08/21
    Xem thêm 3 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 10
    1 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Xuka

    Lãnh địa phong kiến:

    – Lãnh địa là một khu đất rộng rộng: dó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại… có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.

    – Đời sống kinh tế:

    + Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày Gấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải, may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, vũ khí… chi mua một vài hàng nhu yếu phẩm như sắt, tơ lụa, đồ trang sức.

    + Thủ công nghiệp cũng chỉ hoạt dộng trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ… lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.

    + Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buón bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.

    – Đời sống chính trị trong lãnh địa:

    + Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lạp, lãnh chúa được coi là ông vua con, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng…

    + Đời sống lãnh chúa:

    Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa; sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.

    Đối với nông nô : bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn.

    + Đời sống nông nô:

    Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất vể cày cây và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.

    Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.

    1 05/08/21
    Xem thêm 2 câu trả lời