* Bối cảnh dẫn đến sự hình thành của phong trào Văn hóa Phục hưng:
- Kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.
- Xã hội:
+ Tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nền văn hoá mới phù hợp với họ =>họ đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.
+ Mâu thuẫn xã hội sâu sắc giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và giáo hội,...
- Văn hóa: thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và việc Giáo hội Cơ Đốc lũng đoạn nền văn hoá, tư tưởng là những trở ngại cho sự phát triển phương thức sản xuất mới.
=> Trong bối cảnh đó, khoảng cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV, phong trào Văn hóa Phục hưng xuất hiện, phong trào này diễn ra đầu tiên ở I-ta-li-a sau đó nhanh chóng lan nhanh sang các nước Tây Âu khác.
* Thành tựu cơ bản nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại
- Chữ viết
+ Người Hy Lạp cổ đại đã xây dựng bảng chữ cái với 24 kí tự.
+ Người La Mã sáng tạo ra hệ chữ cái la-tinh và hệ chữ số La Mã
- Văn học:
+ Văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại rất đa dạng, phong phú về thể loại, ví dụ như: sử thi, thần thoại, thơ, kịch...
+ Một số tác phẩm tiêu biểu như: hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me; tập thơ Nữ anh hùng của Ô-vi-đi-ớt…
- Kiến trúc, điêu khắc và hội họa
+ Người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ trên cả ba lĩnh vực: điêu khắc, kiến trúc và hội hoạ.
+ Một số công trình kiến trúc tiêu biểu là: đền Pác-te-nông, đền thờ thần Dớt… (Hy Lạp); đấu trường Cô-li-dê, khải hoàn môn Công-xtan-ti-nút,... (La Mã).
+ Các tác phẩm điêu khắc, hội hoa xuất sắc nhất của Hy Lạp - La Mã như: tượng Lực sĩ ném đĩa, tượng A-tê-na, tượng thần Vệ Nữ thành Mi-lô,...; bức vẽ Chiến dịch Ma-ra-tông và các bức hoạ trên các lăng mộ, đền thờ và đồ gốm,...
- Người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã có những cống hiến vĩ đại về khoa học, kĩ thuật :
+ Các nhà khoa học Hy Lạp như Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, Ác-si-mét,... đã có đóng góp trong nhiều ngành khoa học, như: Toán học, Vật lí học và Thiên văn học
+ Về Y học, các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại đạt được nhiều tri thức về chẩn đoán và chữa bệnh bằng thuốc, giải phẫu, gây mê.
+ Nền Sử học của Hy Lạp cổ đại được hình thành từ thế kỉ V TCN với sử gia đầu tiên là Hê-rô-đốt. Ngoài ra, còn phải kể đến một số nhà sử học nổi tiếng khác như: Tuy-xi-dít; Xê-nô-phôn (Hy Lạp); Pô-li-bi-út, Ti-tát Li-vi-út, Ta-xi-út và Plu-tác (La Mã)
- Tôn giáo
+ Người Hy Lạp - La Mã cổ đại thờ đa thần.
+ Cơ Đốc giáo được hình thành vào thế kỉ I ở phần lãnh thổ phía Đông của La Mã.
- Tư tưởng: xuất hiện 2 trường phái là: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- Thể thao: nhiều sự kiện thể thao của Hy Lạp và La Mã cổ đại là cơ sở, nền tảng thể thao của nhân loại ngày nay. Ví dụ:
+ Đại hội thể thao O-lim-pic
+ Đại hội thể thao Pa-na-thê-nai-a
* Ý nghĩa:
+ Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân các quốc gia
+ Nhiều thành tựu văn minh Hi Lạp - La mã cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay.
* Cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại
- Cơ sở về điều kiện tự nhiên
+ Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại hình thành trên các bán đảo Nam Âu. Địa hình nhiều núi và cao nguyên, đất đai khô rắn và không màu mỡ, chỉ thích hợp trồng các loại cây lâu năm như nho, ô liu,... Tuy nhiên, ở đây cũng có một số vùng đồng bằng tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như: đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch,... tạo điều kiện cho thủ công nghiệp sớm phát triển.
+ Địa Trung Hải có bờ biển dài, nhiều vùng, vịnh với các hải cảng là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, buôn bán bằng đường biển, đồng thời giúp cho người Hy Lạp - La Mã cổ đại sớm tiếp thu những thành tựu văn minh phương Đông, cũng như mở rộng không gian và ảnh hưởng đến nhiều vùng đất quanh Địa Trung Hải.
- Cơ sở về dân cư:
+ Người Mi-nô-an là cư dân đầu tiên xây dựng nền văn minh trên đảo Crét ở phía nam Hy Lạp từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN. Từ khoảng đầu đến cuối thiên niên kỉ II TCN, nhiều tộc người khác như: A-kê-an, Đô-ri-an,... từ phía bắc đã di cư xuống vùng miền Trung và Nam Hy Lạp, xây dựng và mở rộng quốc gia của họ ra nhiều vùng quanh Địa Trung Hải.
+ Trên bán đảo I-ta-li-a, người I-ta-li-ốt (người La-tinh) là những cư dân chủ yếu xây dựng nên thành bang đầu tiên - La Mã. Ngoài ra, người Ê-tơ-ru-xcơ từ Tiểu Á, người Hy Lạp,... cũng lần lượt đến sinh sống ở đây.
- Cơ sở về xã hội: có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, ngoài ra, còn có các tầng lớp khác là nông dân, thợ thủ công, thương nhân,...
- Cơ sở kinh tế
+ Ngành kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Ngoài ra, nông nghiệp cũng có vai trò nhất định ở La Mã với nền kinh tế điền trang trong nông nghiệp cũng khá phát triển.
+ Nhiều xưởng thủ công chuyển luyện kim, làm gốm, chế tạo vũ khí, đóng thuyền,... đã sử dụng nhân công với số lượng lớn. Sự phát triển của thủ công nghiệp đã thúc đẩy quan hệ thương mại, đặc biệt là quan hệ buôn bán đường biển với nhiều vùng xung quanh Địa Trung Hải
- Cơ sở chính trị
+ Từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên. Trong các thế kỉ VIII - IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hoà đã hình thành và phát triển ở miền Trung và Nam Hy Lạp cho tới khi bị Ma-xê-đô-ni-a chinh phục.
+ Khoảng giữa thế kỉ VIII TCN, thành bang La Mã được thành lập. Thời kì đầu (khoảng từ năm 753 đến năm 510 TCN), bộ máy quản lí của nhà nước này bao gồm: Vua, Viện Nguyên lão, Đại hội công dân. Sau nhiều cuộc cải cách và đấu tranh chính trị, chế độ cộng hoà được thiết lập và duy trì ở La Mã cho đến cuối thế kỉ I TCN. Từ năm 27 TCN, thời kì đế chế bắt đầu, đứng đầu là hoàng đế, kéo dài cho đến cuối thế kỉ V, khi đế quốc - Sự tiếp thu các thành tựu của văn minh phương Đông: văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn minh phương Đông trên các lĩnh vực như: kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp, chữ viết, văn học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, tín ngưỡng, tôn giáo,…
- Một số ví dụ cho thấy những cống hiến, giá trị trường tồn của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại:
+ Nhiều định lí, định luật khoa học của văn minh phương Tây vẫn được giảng dạy trong các trường học hiện nay, như: định lí Pi-ta-go; tiên đề Ơ-cơ-lít; định luật Ác-si-mét; thuyết Nhật tâm…
+ Nhiều công trình kiến trúc của văn minh phương Tây thời kì Cổ - trung đại vẫn được bảo tồn cho đến nay và trở thành địa điểm tham quan hấp dẫn, ví dụ: đấu trường Cô-li-dê; đền Pác-tê-nông; thánh đường Phê-rô…
- Cuộc “diễu hành vàng” được tổ chức với những nghi thức trang trọng nhất để tôn vinh nền văn minh Ai Cập cổ đại cùng những giá trị trường tồn của nó.
- Một số giải pháp để góp phần bảo tồn, tôn vinh các giá trị, thành tựu văn minh thế giới:
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn minh
+ Thực hiện bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di sản
+ Quảng bá hình ảnh, nét đẹp, giá trị của các thành tựu văn minh thông qua những trang mạng xã hội như: fakebook, youtube…
- Một số ảnh hưởng của văn minh phương Đông đến Việt Nam:
+ Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ sớm, có ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến đời sống văn hóa – xã hội của cư dân Việt Nam
+ Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ (gắn với hai tôn giáo chính là Phật giáo và Ấn Độ giáo) đã được truyền bá vào Việt Nam ngay từ những thế kỉ đầu công nguyên và liên tục phát huy ảnh hưởng trong thời gian dài. Nhiều công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu ở Việt Nam là: Thánh địa Mỹ Sơn…
+ Người Chăm đã sáng tại ra chữ Chăm cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ
+ Trên cơ sở sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, người Việt sáng tạo ra truyện Dạ Thoa vương…
+ Nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại có ảnh hưởng khá toàn diện và sâu sắc đến nền văn minh Đại Việt (trên các phương diện như: tổ chức bộ máy nhà nước; tư tưởng – tôn giáo; chữ viết; văn học; nghệ thuật kiến trúc cung đình…)
- Ý nghĩa: với việc tiếp thu có sáng tạo các thành tựu văn minh phương Đông, đặc biệt là hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc cổ - trung đại, nhân dân Việt Nam đã xây dựng nên một nền văn minh đa dạng, phong phú mang đậm đà bản sắc dân tộc.
Nền văn minh | Thành tựu tiêu biểu | Thời điểm xuất hiện | Thuộc lĩnh vực |
Ai Cập Cổ đại | - Tín ngưỡng đa thần - Thờ linh hồn người chết | Thiên niên kỉ IV TCN | Tín ngưỡng |
- Chữ tượng hình | Chữ viết | ||
- Kim tự tháp, tượng nhân sư… | Kiến trúc, điêu khắc | ||
- Hệ số thập phân - Lịch - Kĩ thuật ướp xác | Khoa học, Kĩ thuật | ||
Ấn Độ Cổ - trung đại | - Phật giáo - Hin-đu giáo | Thiên niên kỉ III TCN | Tôn giáo |
- Chữ Phạn | Chữ viết | ||
- Kinh Vê-đa - Sử thi: Ra-ma-ya-na - Vở kịch Sơ-kun-tơ-la | Văn học | ||
- Chùa hang A-gian-ta - Đại bảo tháp San-chi - Lăng Ta-giơ Ma-han | Kiến trúc | ||
- Hệ thống 10 chữ số - Lịch | Khoa học, Kĩ thuật | ||
Trung Hoa Cổ - trung đại | - Nho giáo - Đạo giáo - Mặc gia - Pháp gia.. | Thiên niên kỉ III TCN | Tư tưởng, tôn giáo |
- Chữ giáp cốt; - Kim văn… | Chữ viết | ||
- Thơ Đường luật - Tiểu thuyết chương hồi | Văn học | ||
- Vạn lí trường thành - Tử cấm thành | Kiến trúc | ||
- Tranh thủy mặc | Hội họa | ||
- Số pi | Toán học | ||
- Các bộ sử nổi tiếng | Sử học | ||
Kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng | Kĩ thuật |
- Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành từ khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu Phi và Tây Á.
- Thời kì cổ đại, hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa...
- Đến thời kì trung đại, ở Nam Á và Đông Á, văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa vẫn tiếp tục phát triển; còn khu vực Đông Bắc Phi và Tây Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập trong một thời gian dài.
- Đoạn tư liệu số 4 cho biết: dù phải đối mặt với nhiều thách thức, song nhiều giá trị của văn minh Trung Hoa vẫn tồn tại nguyên vẹn đến đầu thế kỉ XX – điều này đã góp phần khẳng định giá trị to lớn và sức sống bền bỉ của nền văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại.
- Ví dụ:
+ Sau khi xâm chiếm, lật đổ sự thống trị của nhà Tống, nhà Nguyên (vương triều ngoại tộc do người Mông Cổ lập nên) đã hoàn toàn duy trò bộ máy nhà nước, chế độ phân phong ruộng đất, chế độ thuế khóa… của các triều đại phong kiến trước đó ở Trung Quốc
+ Từ thời Hán, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của lực lượng phong kiến ở Trung Quốc; nhiều quan điểm, nội dung của Nho giáo vấn được duy trì cho đến hiện nay.
* Một số thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa:
- Tư tưởng, tôn giáo:
+ Sớm xuất hiện các học thuyết tư tưởng và tôn giáo. Ví dụ: Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia…
+ Có sự tiếp thu và cải biến Phật giáo.
- Chữ viết:
+ Phát minh ra chữ viết từ rất sớm
+ Bao gồm: chữ khắc trên mai rùa, xương thủ (chữ giáp cốt); khắc trên đồ đồng (kim văn); khắc trên đá (thạch cổ văn); khắc trên thẻ tre, trúc…
- Văn học
+ Văn học Trung Hoa đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ thuật.
+ Thơ ca, kịch và tiểu thuyết là các loại hình văn học có nhiều thành tựu nhất, trong đó tiêu biểu là thơ ca thời Đường và tiểu thuyết thời Minh - Thanh.
- Kiến trúc, điêu khắc và hội họa
+ Kiến trúc và điêu khắc Trung Quốc có sự gắn kết mật thiết với nhau, có công năng sử dụng rất đa dạng như: nhà ở, cung điện, các công trình phòng thủ, quân sự; các công trình tôn giáo, lăng mộ,... Những công trình nổi tiếng, bao gồm: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Di Hoà Viên, Thập Tam Lăng,...
+ Hội hoạ Trung Hoa rất đa dạng cả về đề tài, nội dung và phong cách. Người Trung Hoa vẽ tranh trên nhiều chất liệu như gỗ, lụa, giấy,...
- Khoa học, kĩ thuật
+ Toán học: sử dụng hệ số đếm thập phân, tính được diện tích các hình phẳng và thể tích các hình khối, tính được số pi (T) chính xác tới 7 chữ số thập phân, phát minh ra bàn tính,..
+ Thiên văn học, người Trung Hoa là những người đầu tiên ghi chép về nhật thực, nguyệt thực và nhiều hiện tượng thiên văn khác. Họ đã sớm đặt ra lịch để phục vụ đời sống và sản xuất.
+ Y - Dược học, họ đã chẩn đoán, lí giải và chữa trị các loại bệnh bằng nhiều phương pháp như: dùng thuốc, châm cứu, giải phẫu,... Trong lịch sử Trung Hoa thời kì cổ - trung đại xuất hiện nhiều thầy thuốc nổi tiếng như: Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh,...
+ Sử học: đa dạng về hình thức, thể loại, nội dung với một số tác phẩm nổi tiếng như: Xuân Thu (bộ biên niên sử đầu tiên của Trung Hoa), Sử kí của Tư Mã Thiên.
+ Kĩ thuật: có bốn phát minh lớn về kĩ thuật, gồm: kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn.
* Ý nghĩa của văn minh Trung Hoa:
+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Trung Quốc.
+ Đóng góp nhiều thành tựu quan trọng vào kho tàng văn minh nhân loại và đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực.
+ Nhiều thành tựu văn minh Trung Quốc cổ - trung đại vẫn có giá trị và được sử dụng cho đến ngày nay.
* Điểm tương đồng về cơ sở hình thành của văn minh Trung Hoa so với các nền văn minh khác ở phương Đông:
- Điều kiện tự nhiên: các nền văn minh ở phương Đông đều được hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn – nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.
- Cơ sở kinh tế:
+ Nền tảng kinh tế căn bản là sản xuất nông nghiệp
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp được coi trọng, giữ vai trò là ngành kinh tế bổ trợ cho nông nghiệp.
- Cơ sở xã hội: dân cư trong xã hội phân chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.
- Cơ sở chính trị: nhà nước được tổ chức theo thể chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.