- Ý nghĩa các thành tựu của văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại:
+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ấn Độ.
+ Đóng góp nhiều thành tựu quan trọng vào kho tàng văn minh nhân loại và đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực.
+ Nhiều thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại vẫn có giá trị và được sử dụng cho đến ngày nay.
- Thành tựu về tôn giáo:
+ Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn;p trong đó, hai tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu của Ấn Độ là Hin-đu giáo và Phật giáo.
+ Các tôn giáo của cư dân Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài và để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử nhân loại.
- Thành tựu về chữ viết
+ Sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm
+ Chữ viết của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á và được cải biến thành chữ viết của một số quốc gia trong khu vực này (Cam-pu-chia, Thái Lan, Lào,...).
- Thành tựu về văn học
+ Văn học Ấn Độ đạt nhiều thành tựu rực rỡ, tiêu biểu nhất là kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-ba-ra-ta và Ra-ma-y-a-na, các tác phẩm của Ca-li-đa-sa (như vở kịch Sơ-kun-tơ-la),...
+ Văn học Ấn Độ trở thành nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác của nhiều ngành nghệ thuật khác, không chỉ ở Ấn Độ mà cả nhiều quốc gia khác, nhất là khu vực Đông Nam Á.
- Thành tựu về kiến trúc và điêu khắc
+ Kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
+ Người Ấn Độ đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: cột đá, chùa và tháp Phật giáo; đến thờ, lăng mộ Hin-đu giáo; các thánh đường, cung điện Hồi giáo…
+ Kiến trúc và điều khắc của Ấn Độ đã có những ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á.
+ Toán học: sáng tạo ra 10 chữ số; tính được giá trị của số pi (7) là 3,1416;...
+ Thiên văn học: cư dân Ấn Độ sớm có hiểu biết về vũ trụ, về Mặt Trời và các hành tinh; biết đặt ra lịch.
+ Vật lí học và Hoá học: nêu ra thuyết nguyên tử, đã khẳng định được về lực hấp dẫn của Trái Đất; phát triển kĩ thuật luyện kim ở trình độ cao và tìm ra cách để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
+ Y - Dược học: có nhiều ghi chép về bệnh lí học, giải phẫu học, độc dược học và biết dùng phẫu thuật để chắp xương sọ, lấy sỏi thận,…
- Ý nghĩa của các thành tựu văn minh:
+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại
+ Đóng góp nhiều thành tựu quan trọng vào kho tàng văn minh nhân loại và đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực.
+ Nhiều thành tựu của nền văn minh Ai Cập cổ đại vẫn có giá trị và được sử dụng cho đến ngày nay.
- Thành tựu về tín ngưỡng, tôn giáo
+ Người Ai Cập sùng bái đa thần. Họ thờ các vị thần tự nhiên, thần động vật.
+ Cư dân Ai Cập tin vào sự bất tử của linh hồn.
- Thành tựu về chữ viết:sáng tạo ra chữ tượng hình từ khoảng hơn 3000 năm TCN.
- Thành tựu kiến trúc và điêu khắc
+ Cung điện, đền thờ và kim tự tháp là các loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại.
+ Nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng, ví dụ như: tượng nhân sư; tượng bán thân Nữ hoàng Nê-phéc-ti…
- Thành tựu khoa học, kĩ thuật
+ Về toán học: sử dụng hệ số thập phân, phép tính cộng và trừ, biết tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật, biết sử dụng số pi (TT) với giá trị 3,16,...
+ Thiên văn học: sáng tạo ra kĩ thuật làm lịch dựa trên chu kì vận động của Mặt Trời đầu tiên trên thế giới.
+ Về Y học, người Ai Cập cổ đại đã có hiểu biết tương đối chính xác về các cơ quan trong cơ thể con người,... Đặc biệt, họ đã sử dụng những kiến thức về giải phẫu để chữa bệnh và trong kĩ thuật ướp xác.
* Cơ sở về điều kiện tự nhiên
- Nền văn minh Ai Cập cổ đại hình thành và phát triển gắn liền với sông Nin ở Đông Bắc châu Phi.
- Ai Cập được bao quanh bởi Địa Trung Hải, Hồng Hải, sa mạc và các vùng rừng núi.
=> Ở Ai Cập sớm hình thành một nền văn minh rất độc đáo từ thời cổ đại.
* Cơ sơ về dân cư và xã hội
- Dân cư:
+ Do vị trí tiếp giáp giữa các châu lục khiến Ai Cập sớm trở thành nơi giao lưu của các dòng văn hoá từ châu Á, châu Phi và châu Âu.
+ Khoảng hơn 3 000 năm TCN, những tộc người từ châu Phi, Pa-le-xtin và Xi-ri đã đến định cư tại lưu vực sông Nin và cùng sáng tạo nên nền văn minh ở đây.
- Trong xã hội Ai Cập cổ đại đã hình thành các tầng lớp như quý tộc, tăng lữ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô lệ.
* Cơ sơ về kinh tế
- Nông nghiệp là nền tảng kinh tế cơ bản của Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập thường trồng các loại lúa mì, lúa mạch, kế và nhiều loại hoa màu khác. Họ cũng đã biết thuần dưỡng và chăn nuôi các loài gia súc để cung cấp sức kéo và thực phẩm như: dê, bò, lừa, ngựa,...
- Hoạt động buôn bán cũng sớm phát triển.
- Câu nói “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin” của nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt đã phản ánh về vai trò của sông Nin đối với đời sống của cư dân Ai Cập cổ đại:
+ Cung cấp nguồn nước dồi dào cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất
+ Bồi đắp phù sa, hình thành nên ở Ai Cập những đồng bằng rộng lớn, màu mỡ
+ Sông Nin còn là tuyến đường huyết mạch kết nối giữa các vùng ở Ai Cập
=> Nhờ khai thác những thuận lợi mà sông Nin đem lại, cư dân Ai Cập cổ đại đã sớm hình thành và phát triển nền văn minh của mình.
- Nhận xét:
+ Các nền văn minh cổ đại ở phương Đông được hình thành từ rất sớm, ngay từ khoảng đầu thiên niên kỉ IV TCN
+ So với phương Đông, nền văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại xuất hiện muộn hơn. Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã phát triển rực rỡ và trở thành cơ sở của văn minh phương Tây sau này.
* So sánh khái niệm văn minh và văn hóa
- Giống nhau: đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.
- Khác nhau:
+ Văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay
+ Văn minh là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.
* Ví dụ:
- Việc Người tối cổ phát minh ra cách lấy lửa là biểu hiện của văn hóa (vì ở thời nguyên thủy, con người vẫn ở trong trạng thái dã man, trình độ tổ chức xã hội còn rất thấp).
- Công trình Đấu trường La Mã vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện của văn minh. Vì:
+ Đây là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (biểu hiện của văn hóa).
+ Đấu trường Cô-li-dê ra đời vào khoảng thế kỉ I khi mà người La Mã đã xây dựng cho mình một đế chế hùng mạnh, rộng lớn, nền văn hóa La Mã cổ đại đã có sự phát triển cao (đây chính là biểu hiện của văn minh).
- Khái niệm văn minh:
+ Văn minh là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người, là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá, khi xã hội loài người vượt qua trình độ của thời kì dã man.
+ Những tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện văn minh là: nhà nước, đô thị, chữ viết, những tiến bộ về tổ chức xã hội, luân lí và kĩ thuật để cải thiện cuộc sống của con người.
- Khái niệm văn hóa: là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo nên. Văn hoá tạo ra đặc tính, bản sắc của một xã hội hoặc nhóm người trong xã hội.
* Hiểu biết của bản thân về các nền văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại
- Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới được hình thành từ khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu phi và Tây Nam Á
- Trong thời kì cổ đại:
+ Ở phương Đông hình thành 4 trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa và Ấn Độ. Điểm chung nổi bật là cả bổn nền văn minh này đều hình thành trên lưu vực của các dòng sông lớn.
+ Ở phương Tây, có hai nền văn minh lớn là Hy Lạp và La Mã. Điểm chung của hai nền văn minh này là hình thành ven biển, đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khô cằn,... nên khi có công cụ lao động bằng kim loại mới xuất hiện nền văn minh
- Đến thời kì trung đại:
+ Ở phương Đông, văn minh Ấn Độ và Trung Hoa tiếp tục được phát triển đến khi bị các nước thực dân phương Tây xâm lược và đô hộ (cuối thế kỉ XIX)
+ Ở phương Tây, thời hậu kì trung đại, văn minh thời Phục hưng được phục hồi trên cơ sở văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.
* Ý nghĩa của các thành tựu văn minh:
+ Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân các quốc gia
+ Nhiều thành tựu văn minh đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay.