* Một số hình thức học lịch sử mà em biết:
- Học Lịch sử thông qua sơ đồ tư duy.
- Học lịch sử thông qua cách trình bày Infographic (kết hợp thông tin kiến thức với hình ảnh minh họa trực quan, sinh động).
- Tìm hiểu lịch sử thông qua:
+ Phim ảnh đề tài về lịch sử. ví dụ: seri phim hoạt hình lịch sử “Hào khí ngàn năm”.
+ Văn học. Ví dụ: tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán; tiểu thuyết “Hoàng Lê nhất thống chí”; các câu đó/ ca dao/ dân ca; truyện tranh…
+ Âm nhạc. Ví dụ: bài hát “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân; “Giải phóng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận….
+ Phim tài liệu.
- Học lịch sử thông qua việc tham quan/ trải nghiệm thực tiễn. Ví dụ: tham quan địa đạo Củ Chi; Thành cổ Quảng Trị; Hoàng thành Thăng Long; Kinh đô Huế…
* Những cách học lịch sử giúp em thấy hứng thú và đạt hiệu quả nhất là:
- Học lịch sử thông qua cách trình bày Infographic.
- Tìm hiểu lịch sử qua: phim hoạt hình; truyện tranh; câu đố dân gian; tiểu thuyết đề tài lịch sử…
- Học lịch sử thông qua việc tham quan/ trải nghiệm thực tiễn.
- Một số bộ phim có sử dụng chất liệu và tri thức lịch sử:
+ Phim: Mùi cỏ cháy của đạo diễn Nguyễn Hữu Mười.
+ Phim: Ván bài lật ngửa của đạo diễn Khôi Nguyên.
+ Phim: Chớp mắt cùng số phận của đạo diễn Lê Ngọc Linh.
+ Phim: Vĩ tuyến 17 ngày và đêm của đạo diễn Hải Ninh
+ Phim: Hoa Ban đỏ của đạo diễn Bạch Diệp.
+ Phim: Kí ức Điện Biên của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn
+ Phim: Đường lên Điện Biên của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng
- Một số chương trình truyền hình có sử dụng chất liệu và tri thức lịch sử:
+ Chương trình: Kí ức vui vẻ được công chiếu trên kênh VTV3
+ Chương trình: Theo dòng lịch sử được công chiếu trên kênh VTV2
- Lý do phải học tập, khám phá lịch sử suốt đời:
+ Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần hiểu biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.
+ Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay vẫn còn là bí ẩn, cho dù đã có những cách giải thích khác nhau được đưa ra. Việc tồn tại những khoảng trống, những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử chính là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.
+ Hiện nay, nhân loại đang sống trong kỉ nguyên toàn cầu hoá. Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh của nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra những bài học có giá trị từ lịch sử các nước khác, phòng tránh được những sai lầm...
+ Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hoá của các nước, các khu vực và thế giới giúp chúng ta: mở rộng và cập nhật vốn kiến thức; hoàn thiện và phát triển kĩ năng… từ đó có thể hội nhập thành công.
+ Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hoá chính là nguồn cảm hứng và ý tưởng cho nhiều sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hoá, phát triển du lịch,... Do đó, việc học tập và tìm hiểu lịch sử cũng đưa lại cho chúng ta những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị.
- Giới thiệu sơ lược: về lịch sử, truyền thống của trường THPT Chu Văn An (Hà Nội)
+ Trường THPT Chu Văn An tiền thân là Trường Thành Chung Bảo hộ do chính quyền thực dân Pháp xây dựng năm 1908. Do trường được xây dựng ở vùng Kẻ Bưởi, trên đất làng Thụy Khuê nên người dân vẫn thường gọi là Trường Bưởi. Lúc đầu, cái tên Trường Bưởi chỉ quen thuộc trong giới học sinh và nhân dân địa phương, nhưng sau đó danh xưng này đã lấn át cả cái tên chính thức.
+ Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trường được đổi tên thành Trường Trung học Chu Văn An. Qua một số lần đổi tên khác, đến năm 1985, trường được mang tên là Trường THPT Chu Văn An.
+ Trường THPT Chu Văn An đã trở thành một trong những trường phổ thông lâu đời của nền giáo dục Việt Nam. Kể từ ngày thành lập, Trường THPT Chu Văn An luôn đạt kết quả cao trong giáo dục và đào tạo.
+ Nhà trường đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý, như: Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1992), Huân chương Độc lập hạng Nhất (năm 1998); Anh hùng Lao động (năm 2010); Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2018). Ngôi trường đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (năm 2004).
+ Trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển, bao thế hệ thầy cô của trường THPT Chu Văn An vẫn phát huy được 8 chữ vàng truyền thống: “Yêu nước-Sáng tạo-Dạy tốt-Học tốt”
- Cảm xúc và suy nghĩ của em:
+ Xúc động, tự hào về lịch sử và những thành tích mà nhà trường đã đạt được.
+ Cần phải nổ lực học tập, rèn luyện bản thân để tiếp nối truyền thống của nhà trường.
- Vai trò và ý nghĩa của lịch sử:
+ Cung cấp những hiểu biết về quá khứ lịch sử của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và nhân loại.
+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và dự đoán tương lai.
+ Hiểu biết về lịch sử là những yếu tố quan trọng tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó.
- Cần phải nghiên cứu, phục dựng lại lịch sử, vì:
+ Tìm hiểu về quá khứ lịch sử, tìm hiểu về cội nguồn tổ tiên là nhu cầu tự thân của con người. Từ rất xa xưa, con người đã quan tâm đến việc tìm hiểu về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ, cộng đồng…
+ Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay vẫn còn là bí ẩn, những bí ẩn này đã thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.
- Ý nghĩa và vai trò của tri thức lịch sử:
+ Cung cấp những hiểu biết về quá khứ lịch sử của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và nhân loại.
+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và dự đoán tương lai.
+ Hiểu biết về lịch sử là những yếu tố quan trọng tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó.
(*) Giới thiệu sách: Lĩnh Nam chích quái
- Tên sách: Lĩnh Nam chích quái
- Tác giả (tương truyền): Trần Thế Pháp.
- Thời gian ra đời: khoảng cuối thế kỉ XIV.
- Điểm đặc biệt:
+ Lĩnh Nam chích quái gồm 22 câu truyện, tập hợp các truyền thuyết và cổ tích dân gian của Việt Nam.
+ Trong sách Lĩnh Nam chích quái có những câu truyện chứa đựng những thông tin về lịch sử dân tộc Việt Nam, như: Truyện họ Hồng Bàng; truyện Tản Viên; truyện Phù Đổng Thiên vương…
(*) Giới thiệu về: nguồn gốc họ Cao Trần ở xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
- Họ Cao Trần xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, do Thái tổ Trần Bong, tự là: Vô Ý, từ làng Bến Mía, xã Thịnh Mỹ, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa (nay là thôn Tứ Trụ, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) ra làng Hoành Nha (nay là xã Giao Tiến), khai cơ, lập nghiệp, đổi từ họ Trần sang họ Cao.
- Để các thế hệ hậu duệ của dòng họ Cao Trần sau này biết về cội nguồn của mình, các thế hệ tiền bối của dòng họ đều tổ chức biên tập Gia phả để truyền lại cho đời sau.
+ Bản Gia phả đầu tiên của họ Cao Trần xã Giao Tiến được viết bằng chữ Hán, ghi chép từ đời thứ Nhất đến đời thứ Tám.
+ Năm 1993, dòng họ tổ chức dịch từ bản chữ Hán ra chữ Quốc ngữ và biên tập tiếp đến đời thứ 13, được hoàn thành vào năm Đinh Sửu (1997).
- Từ những năm 60 của thế kỷ XX, cho đến nay đã nhiều lần họ Cao tổ chức vào khảo cứu ở vùng Thanh Hoá, nơi gốc của Thái tổ ra đi như được ghi trong Gia phả, để tìm hiểu rõ thêm về nguồn gốc và thân thế sự nghiệp của Thái tổ, nhưng chưa có kết quả. Do vậy nguyên nhân việc Thái tổ đổi từ họ Trần sang họ Cao và chuyển cư từ châu Ái ra ấp Hòe Nha hàng trăm năm sau vẫn còn là điều bí ẩn.
- May mắn thay, năm 1999, ngẫu nhiên một thành viên trong họ là Cao Trần Thắng đã đọc được cuốn “Tân phả Họ Trần Nghệ Tĩnh” ở thành phố Nam Định về báo cáo với các bậc cao niên trong họ. Qua nghiên cứu, thấy trong gia phả họ Trần Nghệ Tĩnh có thờ Tổ Cô Trần Quế Hoa Nương, trùng với ngôi thờ của họ Cao xã Giao Tiến, đồng thời cũng có một số ngôi bậc tương đồng với các ngôi bậc mà Tổ Vô Ý đưa từ quê cựu ra nơi đất mới thờ phụng, nên Hội đồng gia tộc họ Cao quyết định cử phái đoàn đi vào Nghệ An để khảo cứu thực tế xem có mối liên hệ nào chăng?
- Qua nhiều lần khảo cứu tại Nghệ An và Nam Định, nghiên cứu các văn tự gốc bằng chữ Hán, các cuốn gia phả, hoành phi, câu đối trong từ đường của cả họ Trần và họ Cao… cuối cùng hai bên đã chắp nối, tái hiện được sự thật lịch sử như sau:
+ Về thân thế hành trạng của Thái tổ Vô Ý họ Cao chính là Trần Công Ngạn, chi trưởng của dòng Phúc Quảng, Tổ đời thứ Tư dòng họ Trần Nguyên Hãn Nghệ Tĩnh ngày nay.
+ Nguyên nhân Thái Tổ phải đổi họ và chuyển cư từ châu Ái ra ấp Hòe Nha là do: chiến tranh và bị lực lượng của chúa Trịnh Tùng truy sát.
* Nhận xét, nêu cảm xúc:
- Thông qua những tư liệu đó, em biết được nguồn gốc của gia tộc mình; nguyên nhân tại sao tổ tiên của mình phải lưu tán, thay tên, đổi họ
- Cảm xúc của em: xúc động, tò mò, muốn khám phá, tìm hiểu kĩ hơn về lịch sử gia tộc
- Để tái hiện được một sự kiện lịch sử, người nghiên cứu phải dựa vào các nguồn sử liệu.
* Khái niệm: Lịch sử là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay, bao gồm cả lịch sử quá trình tương tác của con người với tự nhiên và quá trình con người tương tác với nhau.
* Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua ví dụ cụ thể:
- Hiện thực lịch sử: Đầu tháng 8-1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản.
- Nhận thức lịch sử:
+ Nhận thức 1: Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm cho Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt sớm hơn nhiều tháng, hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến.
+ Nhận thức 2: Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử. Đó là tội ác chiến tranh, là hành vi tàn bạo chống lại loài người.
- Khai thác và phân tích thông tin trong sử liệu: Lá đề gắn trên ngói úp nóc trang trí hình rồng ở Hoàng thành Thăng Long (hình 10):
+ Chất liệu của hiện vật: gốm nung
+ Hiện vật được gắn lên các viên ngói dùng để lợp mái những cung điện tại Hoàng thành Thăng Long
+ Hình tượng trang trí: lá đề, rồng
+ Ý nghĩa của các hoa văn trang trí: hình tượng lá đề là biểu trưng cho sự giác ngộ Phật giáo (vì theo sử tích của Phật giáo, Đức Phật đã thành đạo dưới gốc cây bồ đề); hình tượng rồng tượng trưng cho quyền lực của hoàng gia
- Khai thác và phân tích thông tin trong sử liệu: Tuyên ngôn Độc lập (hình 11) :
+ Người soạn thảo: Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Thời gian công bố: ngày 2/9/1945
+ Nội dung: nêu lên cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn cho nền độc lập của nhân dân Việt Nam; tố cáo tội ách của thực dân Pháp trong quá trình cai trị Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập của nhân dân Việt Nam.
- Khai thác và phân tích thông tin trong sử liệu: một tờ tiền của Việt Nam (hình 12):
+ Chất liệu: giấy
+ Tên nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Mệnh giá (giá trị tiền): 10.000 đồng.
+ Hình ảnh in trên tờ tiền: chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh