Những việc làm của người Giéc-man (German) khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã:
+ Phế truất hoàng đế La Mã.
+ Thành lập nên nhiều vương quốc mới của người Giéc-man, như: Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt, Vương quốc Ăng-lô Xắc-xông; Vương quốc Phơ-răng…
+ Chiếm đất đai của chủ nô La Mã rồi chia cho nhau.
* Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của sử học:
- Đối tượng nghiên cứu của sử học: là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là: quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay quá khứ của một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.
- Chức năng của sử học:
+ Chức năng khoa hoc (nhận thức) gồm: khôi phục các sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ; rút ra bản chất của các quá trình lịch sử để phát hiện ra quy luật vận động và phát triển của lịch sử.
+ Chức năng xã hội (giáo dục) gồm: giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức; rút ta bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
- Nhiệm vụ của sử học:
+ Nhiệm vụ nhận thức là: cung cấp những tri thức khoa học, giúp con người tìm hiểu, khám phá hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học, chân thực.
+ Nhiệm vụ giáo dục là: góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp trong lịch sử cho thế hệ sau; góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái…
+ Nhiệm vụ dự báo là: thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm; góp phần dự báo tương lai của đất nước, nhân loại…
* Ví dụ cụ thể:
- Đối tượng của sử học là: quá khứ lịch sử của dân tộc Việt Nam
- Chức năng của sử học khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam:
+ Khôi phục các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ của dân tộc Việt Nam từ thời nguyên thủy cho đến hiện nay
+ Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, dân tộc; rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá khứ lịch sử của dân tộc Việt Nam để phục vụ cho cuộc sống hiện tại.
- Nhiệm vụ của sử học khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam:
+ Cung cấp những tri thức khoa học về giúp con người khám phá lịch sử Việt Nam một cách khách quan, chân thực.
+ Góp phần giáo dục đạo đức, tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước, bồi dưỡng lòng khoan dung, nhân ái… đồng thời, góp phần truyền bá những giá trị và truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam trong lịch sử cho thế hệ sau.
+ Rút ra các bài học kinh nghiệm từ quá khứ của dân tộc Việt Nam và dự báo sự phát triển trong tương lai của đất nước Việt Nam.
* Điểm giống và khác nhau giữa 2 tấm bia:
- Giống nhau: nội dung trên cả 2 tấm bia đều đề cập đến sự kiện:
+ Ngày 27/4/1521, Ma-gien-lăng và đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đổ bộ lên đảo Xê-bu của Phi-lip-pin và xung đột với người dân ở đó.
+ Trong cuộc đụng độ với người dân đảo Xê-bu, Ma-gien-lăng đã chết.
- Khác nhau:
+ Nội dung trong tấm bia hình 5: phản ánh về cuộc kháng chiến chống xâm lược của người dân đảo Xê-bu dưới sự lãnh đạo của vị thủ lĩnh mang tên La-pu-la-pu. Kết quả của cuộc đấu tranh là: người dân đảo Xê-bu đã đẩy lui được cuộc đổ bộ của quân xâm lược Tây Ban Nha và La-pu-la-pu được vinh danh là người anh hùng dân tộc Phi-lip-pin đầu tiên đánh đuổi quân xâm lược châu Âu.
+ Nội dung trong tấm bia hình 6: phản ánh về sự kiện đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đổ bộ lên đảo Xe-bu chỉ là một cuộc xung đột giữa thành viên của đoàn thám hiểm với người dân địa phương. Điểm nhấn mà tấm bia này muốn ghi nhận là: đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã thực hiện chuyến đi vòng quay Trái Đất bằng đường biển.
* Nguyên nhân: Tùy thuộc vào: mục đích, thái độ, quan điểm… của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử mà chúng ta có những nhận thức lịch sử khác nhau.
- Hình 2 và hình 3 là hiện thực lịch sử
- Hình 4 (tác phẩm: chuyện nỏ thần của Tô Hoài) là nhận thức lịch sử.
- Câu nói của Ét-uốt Ha-lét Ca gợi cho em suy nghĩ đến việc:
+ Giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách, do đó, các nhà sử học luôn phải “tương tác” với sự thật lịch sử để không ngừng khám phá, tái hiện lại hiện thực lịch sử.
+ Việc phám phá, tìm hiểu về sự thật lịch sử lại phụ thuộc vào các yếu tố như: nhu cầu nhận thức của con người trong xã hội hiện đại; phương pháp tiếp cận; năng lực nhận thức và sự phong phú của nguồn sử liệu. Chính bởi vậy, việc tìm hiểu lịch sử chính là cách con người “đối thoại”, trò chuyện với quá khứ.
- Các hiện vật như vậy cung cấp những thông tin khách quan về những gì đã diễn ra trong quá khứ. Thông qua việc nghiên cứu các hiện vật đó, chúng ta có thể phần nào trình bày, tái hiện lại hiện thực lịch sử.
Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...
Tên của các nhân vật lãnh đạo khởi nghĩa Cần Vương được đặt cho nhiều trường học và đường phố để ghi nhớ công ơn và nhắc nhở thế hệ sau về 1 thời đấu tranh oanh liệt của nước nhà.
=> Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến từng bước được củng cố, kiện toàn.
Đánh giá:
- Cũng như nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, con người đã sinh sống từ lâu trên đất Lào, mà chủ nhân đầu tiên là người Lào Thơng.
- Đến thế kỉ XIII mới có một nhóm người Thái di cư đến đất Lào, gọi là người Lào Lùm. Họ sinh sống hòa hợp với người Lào Thơng.
- Năm 1353, một tộc trưởng người Lào là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các mường Lào, lập nước riêng, gọi tên là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).
- Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng ở các thế kỉ XV - XVII.