Một số biện pháp bảo quản nông sản:
- Bảo quản bằng việc sấy khô: Biện pháp này làm giảm lượng nước trong nông sản đưa các cơ quan vào trạng thái ngủ, hô hấp giảm, thường được sử dụng để bảo quản các loại hạt. Trước khi đưa hạt vào kho, hạt được phơi khô hoặc sấy đến độ ẩm khoảng 10 – 15% tùy theo từng loại hạt.
- Bảo quản lạnh: Nhiệt độ thấp có tác dụng làm giảm hô hấp và các hoạt động trao đổi chất khác, giảm thoát hơi nước, giảm sự sản sinh cũng như tác động của ethylen, đồng thời ức chế sự sinh trưởng phát triển của nấm, khuẩn giúp nông sản tươi mới, phần lớn các loại thực phẩm, rau củ quả, hoa được bảo quản bằng phương pháp này.
- Bảo quản trong nồng độ CO2 cao: Trong môi trường nồng độ CO2 cao hơn 40% làm hô hấp bị ức chế. Biện pháp này thường sử dụng trong các kho kín được bơm nồng độ CO2 cao hoặc đơn giản hơn là cho nông sản vào các túi polyetilen.
Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp ở thực vật C3:
+ Pha sáng và pha tối của quang hợp tuy diễn ra trong không gian khác nhau nhưng có mối quan hộ chặt chẽ với nhau.
+ Pha sáng tổng hợp ATP, NADPH cung cấp cho pha tối để khử C02 thành Cacbohiđrat.
+ Pha tối lại cung cấp ADP, NADPcho pha sáng để tái tạo ATP, NADPH.
- Ở thực vật, lên men xảy ra ở trong rễ cây khi cây bị ngập úng, trong hạt khi ngâm hạt vào nước hoặc trong cây khi cây ở điều kiện thiếu ôxi.
Ví dụ: khi rễ bị ngập nước lâu (ngập úng), rễ không thể lấy ôxi để hô hấp, quá trình phân giải kị khí (lên men ở thực vật) diễn ra làm cho rễ cây bị thối hỏng và cây có thể bị chết.
- Khi ngâm hạt vào nước hạt no nước nhưng không lấy được ôxi nên quá trình phân giải các chất dự trữ trong hạt diễn ra, tạo điều kiện để hạt được nảy mầm.
Câu 1:
a) Thuận lợi:
* Vị trí địa lí:
- Đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển và giao lưu kinh tế với các quốc gia trong khu vực và toàn thế giới, đặc biệt là các nước Đông Á và Tây Âu.
- Tiếp giáp Ca-na-đa và Mĩ LaTinh là những thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nguyên liệu giàu có.
- Nằm trong vùng khí hậu ôn đới, không quá khắc nghiệt, thuận lợi cho phát triển kinh tế.
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình:
+ Vùng đồng bằng ven biển Đại Tây Dương có diện tích lớn, màu mỡ, khí hậu ôn đới và cận nhiệt thuận lợi cho phát triển các loại cây lương thực, cây ăn quả….
+ Địa hình gò đồi, các đồng cỏ ở vùng trung tâm thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc.
- Khí hậu: Khí hậu ôn đới hải dương và cận nhiệt cho phép phát triển nhiều loại cây lương thực, ăn quả.
- Khoáng sản: Giàu tài nguyên khoáng sản với các mỏ kim loại màu ở phía Tây (như vàng, đồng, chì), than đá, quặng sắt với trữ lượng lớn, dầu mỏ, khí tư nhiên ở phía nam… thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.
- Sông ngòi: vùng núi phía Tây là thượng nguồn của nhiều con sông lớn, nguồn thủy năng dồi dào giúp phát triển thủy điện.
- Rừng: Diện tích rừng tự nhiên ở miền núi phía còn lớn, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến.
- Biển: Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều bãi tắm –hòn đảo, các bãi tôm bãi cá phong phú, gần các tuyến hàng hải quốc tế, thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Câu 2: Hoa Kì là đất nước của những người nhập cư vì
Thành phần dân cư đa dạng, 83% dân số có nguồn gốc châu Âu, châu Phi khoảng 33 triệu người. Dân cư có nguồn gốc Á, Mĩ Latinh tăng mạnh. Dân cư bản địa chỉ còn 3 triệu người.
Số người nhập cư vào Hoa Kì từ năm 1820 đến năm 2005 là hơn 60 triệu người, riêng năm 1998 có 600 nghìn người.
Câu 3: Dân cư Hoa Kì phân bố không đều:
- Tập trung đông đúc nhất ở khu vực Đông Bắc: mật độ dân số từ 100 đến trên 300 người/km2, nhiều thành phố triệu dân như Niu-Iooc, Oasinhtơn, Philađenphia.
- Các khu vực phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương, dân cư cũng tập trung với quy mô lớn, nhất là trong thời gian gần đây, mật độ dân số từ 50 -100 người/km2.
- Khu vực còn lại ở vùng núi và cao nguyên nằm sâu trong lục địa, điều kiên khí hậu, giao thông khó khăn nên dân cư thưa thớt, mật độ dân số từ dưới 10 người/km2 (Tây Bắc) và 10 -24, 10 -49 người/km2 (vùng trung tâm).
Câu 4: Sự phân bố dân cư Hoa Kì chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân chủ yếu là: điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ và sự phát triển kinh tế.
VD. Vùng Đông Bắc Hoa Kì có dân cư tập trung đông đúc nhất, chủ yếu do vùng này có lịch sử khai thác lãnh thổ đầu tiên và lâu đời nhất; tài nguyên khoáng sản, rừng, đất đai, sông ngòi giàu có và thuận lợi; nền kinh tế chủ yếu là các ngành truyền thống cần nhiều lao động.