Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hỏi bài

  • Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Phước Thịnh

    Tùy theo nhu cầu trao đổi chất từng lúc và ở từng nơi mà sự phân phối máu có những thay đổi: co thắt mạch ở những nơi cần ít máu và giãn nở mạch ở những bộ phận cần nhiều máu, đang hoạt động. Sự điều hòa hoạt động của các mạch như trên là có sự tham gia của các nhánh thần kinh sinh dưỡng (nhánh giao cảm gây co mạch, nhánh đôi giao cảm lại làm giãn mạch).

    Nhờ các xung thần kinh từ các thụ quan áp lực và thụ quan hóa học (áp thụ quan và hóa thụ quan) nằm ở cung chủ động mạch và xoang động mạch cổ (xoang cảnh) theo các sợi hướng tâm về trung khu vận mạch trong hành tủy, từ đó xảy ra sự điều hòa hoạt động tim mạch để điều chỉnh huyết áp, vận tốc máu cho phù hợp với yêu cầu của các cơ quan trong cơ thể.

    Chẳng hạn khi huyết áp giảm hoặc khi nồng độ khí CO2 trong máu tăng tim sẽ đập nhanh và mạnh, mạch co lại làm huyết áp tăng và máu chảy mạnh. Khi lượng máu cung cấp cho não không đủ sẽ gây phản xạ làm tăng cường hoạt động của tim và co mạch ở các khu vực không hoạt động để dồn máu cho não.

    0 27/10/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11
    1 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bờm

    Sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch: Hệ mạch bao gồm các động mạch, tĩnh mạch, nối với nhau qua các mao mạch.

    Máu được vận chuyển trong hệ mạch đi nuôi cơ thể tuân theo các quy luật vật lí, liên quan chặt chẽ đến áp suất đẩy máu, lưu lượng máu chảy và vận tốc, sức cản của mạch...

    * Huyết áp

    Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ năng lượng co tim. Tim co tạo ra một áp lực để tống máu vào các động mạch, đồng thời cũng tạo ra huyết áp động mạch. Người ta phân biệt huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim giãn.

    Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.

    Càng xa tim, huyết áp càng giảm. Ở người bình thường huyết áp ở động mạch chủ là 120 - 140mmHg, ở động mạch lớn: 110 - 125mmHg, ở động mạch bé: 40 - 60mmHg, ở mao mạch: 20 - 40mmHg, ở tĩnh mạch lớn 10 - 15mmHg. Sự giảm dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử máu với nhau khi vận chuyển.

    Nếu huyết áp cực đại lớn quá 150mmHg và kéo dài, đó là chứng huyết áp cao. Ở người già, mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch gây xuất huyết não. Nếu huyết áp cực đại thường xuống dưới 80 mmHg thuộc chứng huyết áp thấp, sự cung cấp máu cho não kém, dễ bị ngất, cũng nguy hiểm.

    * Vận tốc máu

    Máu chảy nhanh hay chậm lệ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. Nếu tiết diện nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn, máu sẽ chảy nhanh và ngược lại, máu sẽ chảy chậm.

    Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chậm nhất trong các mao mạch, đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào của cơ thể, vì động mạch có tiết diện nhỏ hơn nhiều so với tổng tiết diện rất lớn của các mao mạch. Chẳng hạn ở người, tiết diện của động mạch chủ là 5 - 6 cm2, tốc độ máu ở đây là 500 - 600mm/giây, trong khi tổng tiết diện của mao mạch lên tới 6200cm2 nên tốc độ máu giảm chỉ còn 0,5 mm/giây.

    0 27/10/21
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11
    4 3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Xuka

    * Sự khác nhau trong hoạt động của cơ tim với cơ vân ở bảng sau:

    Hoạt động của cơ timHoạt động của cơ vân

    - Hoạt động theo quy luật "tất cả hoặc không có gì".

    - Tim hoạt động tự động.

    - Tim hoạt động theo chu kì (có thời gian nghỉ).

    - Cơ tim không bị co cứng nhờ vào tính trơ có chu kì

    - Cơ vân co phụ thuộc vào cường độ kích thích.

    - Cơ vân hoạt động theo ý muốn.

    - Cơ vân chỉ hoạt động khi có kích thích.

    - Cơ vân có thể bị co cứng

    * Sở dĩ có sự khác nhau đó là vì:

    - Tim phải hoạt động suốt đời và liên tục, nếu khi có kích thích mới hoạt động thì cơ thể sẽ ngừng các hoạt động sống.

    - Cơ tim hoạt động không theo ý muốn (khác cơ vân) là để bảo vệ tim (tránh phải làm việc quá căng thẳng) và tim hoạt động theo chu kì để có thời gian phục hồi sức.

    2 27/10/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Bắp

    - Khi hoạt động thì cơ quan vận động sẽ làm việc với cường độ lớn dẫn tới nó cần một nguồn năng lượng lớn → Hệ tuần hoàn thì hoạt động mạnh hơn, tim đập nhanh hơn nhằm vận chuyển ôxi vào cơ thể phục vụ quá trình ôxi hóa trong cơ thể giải phóng ra năng lượng.

    - Còn khi nghỉ ngơi thì hoàn toàn ngược lại, cơ thể lúc đó không cần nhiều năng lượng nên không cần ôxi hóa nhiều vật chất trong cơ thể &rArr không cần lượng ôxi lớn, nên hệ tuần hoàn hoạt động bình thường, tim đập chậm hơn, áp xuất trong các mạch máu thấp.

    0 27/10/21
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11
    1 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Captain

    Một chu kì tim của người kéo dài 0,8 giây. Từ khi nút xoang nhĩ phát nhịp tự động sẽ làm tâm nhĩ co 0,1 giây, sau đó tâm thất co 0,3 giây và giãn chung là 0,4 giây. Tổng lại thì tâm nhĩ nghỉ 0,8 giây tâm thất nghỉ 0,5 giây.→ Thời gian từng ngăn tim nghỉ còn dài hơn khi tim hoạt động → Tim hoạt động suốt đời.

    0 27/10/21
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Kim Ngưu

    - Tim có tính hưng phấn: Cơ tim hoạt động tuân theo quy luật ″tất cả hoặc không″.

    - Cơ tim không bị co cứng nhờ vào tính trơ có chu kì.

    - Cơ tim có tính tự động.

    0 27/10/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đội Trưởng Mỹ

    Giun tròn, Giáp xác, Sâu bọ là nhóm động vật có hệ tuần hoàn hở

    0 27/10/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11
    3 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Ỉn

    - Ở động vật đa bào bậc cao máu và dịch mô sẽ vận chuyển cấc chất cần thiết đi khắp cơ thể tới các tế bào đồng thời vận chuyển các chất thừa tới cơ quan bài tiết.

    - Cấu tạo tim thay đổi dần:

    + Cá: Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn

    + Ếch: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

    + Bò sát: Tim 3 ngăn và vách ngăn chưa hoàn chỉnh, 2 vòng tuần hoàn.

    + Chim và thú: Tim 4 ngăn hoàn chỉnh với 2 vòng tuần hoàn lớn.

    0 27/10/21
    Xem thêm 2 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11
    1 2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Phước Thịnh

    Vẽ sơ đồ và trình bày sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và tuần hoàn kín

    * Hệ tuần hoàn hở:

    – Gặp ở chân khớp.

    - Máu vào động mạch, tràn vào khoang cơ thể rồi theo tĩnh mạch về tim. Không có mao mạch.

    – Máu chảy trong mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

    – Sắc tố hô hấp như hemoxyanin,…

    – Hiệu quả không cao.

    * Hệ tuần hoàn kín:

    – Gặp ở một số động vật không xương sống và tất cả động vật có xương sống

    - Máu vào động mạch sau khi trao đổi chất ở mao mạch thì theo tĩnh mạch về tim.

    - Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mô.

    – Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

    – Sắc tố hô hấp như hemoglobin.

    – Hiệu quả cao.

    9 27/10/21
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Đen2017

    Sự khác biệt trong trao đổi chất giữa tế bào cơ thể với môi trường ngoài ở động vật đơn bào, đa bào bậc thấp với động vật đa bào bậc cao là:

    * Ở động vật đơn bào, thuỷ tức và giun dẹp:

    Các tế bào của cơ thể đơn bào, thuỷ tức và giun dẹp kích thước nhỏ, diện tích cơ thể lớn so với khối lượng, có thể trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài (lấy thức ăn, thu nhận ôxi; thải các sản phẩm không cần thiết) nên chưa cần có hệ tuần hoàn.

    * Ở chim và thú:

    Các tế bào trong cơ thể chỉ tiếp nhận các chất cần thiết (ôxi và các chất dinh dưỡng) từ môi trường ngoài một cách gián tiếp, thông qua môi trường bên trong là máu và dịch mô bao quanh tế bào.

    Máu và dịch mô được vận chuyển khắp cơ thể, đem theo các chất mà cơ thể tiếp nhận từ môi trường ngoài qua cơ quan hô hấp và cơ quan tiêu hóa, đồng thời chuyển các sản phấm cần loại thải đến cơ quan bài tiết để lọc thải ra môi trường ngoài.

    Động lực của sự vận chuyển đó là sự co bóp của tim và con đường vận chuyển máu là hệ mạch đó là hệ tuần hoàn.

    0 27/10/21
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖
    Mỡ

    - Thân mềm, chân khớp: Có hệ tuần hoàn hở

    - Giun đốt: Hệ tuần hoàn kín, nhưng đơn giản.

    - Cá: Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn

    - Ếch: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

    - Bò sát: Tim 3 ngăn và vách ngăn chưa hoàn chỉnh, 2 vòng tuần hoàn.

    - Chim và thú: Tim 4 ngăn hoàn chỉnh với 2 vòng tuần hoàn lớn.

    0 27/10/21
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 11
    2 câu trả lời
    Bình luận
    ❖

    - Các tế bào trong cơ thể đa bào có kích thước lớn chỉ tiếp nhận được các chất cần thiết (ôxi và các chất dinh dưỡng) từ môi trường ngoài thông qua môi trường bên trong là máu và dịch mô bào quanh tế bào.

    - Máu và dịch không chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển các chất đến các tế bào mà còn vận chuyển các chất thải đến cơ quan bài tiết để lọc ra ngoài.

    0 27/10/21
    Xem thêm 1 câu trả lời