Đồ vật làm bằng kim loại sắt, đồng dễ bị gỉ hơn vàng bạc. Kim loại sắt, đồng dễ tham gia phản ứng hơn vàng, bạc
Tính chất hoá học cơ bản của kim loại:
- Hầu hết các kim loại tác dụng với oxygen tạo thành oxide và với phi kim khác tạo thành muối. Ví dụ:
4Al + 3O2 → 2Al2O3
3Fe + 2O2 → Fe3O4
Zn + S → ZnS.
2Na + Cl2 → 2NaCl
- Một số kim loại hoạt động hoá học mạnh như Na, K, Ca … tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành hydroxide và khí hydrogen. Ví dụ:
2K + 2H2O → 2KOH + H2
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
- Các kim loại như Zn, Fe … tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành oxide và khí hydrogen. Ví dụ:
4H2O + 3Fe → Fe3O4 + 4H2
- Một số kim loại tác dụng với HCl tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen. Ví dụ:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Khi xảy ra phản ứng hoá học giữa dung dịch muối và kim loại (trừ kim loại phản ứng được với nước như K, Na, Ca …) thường sản phẩm tạo thành là muối mới và kim loại mới. Ví dụ:
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Xem đáp án tại đây: Giải sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 18: Tính chất chung của kim loại
Xem đáp án tại đây: Giải sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 9 bài 18: Tính chất chung của kim loại
- Natri (sodium) tác dụng với chlorine:
2Na + Cl2 → 2NaCl
- Sắt tác dụng với khí chlorine:
2Fe + 3Cl2 →2FeCl3
a) Kim loại vàng được dùng làm đồ trang sức
b) Đồng được dùng làm lõi dây điện
c) Nhôm được dùng làm xoong, nồi, chảo
d) Thép được dùng trong xây dựng, cầu đường,…
Xem đáp án tại đây: Khoa học tự nhiên 9 bài 18: Tính chất chung của kim loại