a. Hô hấp và nhiệt độ
- Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học với sự xúc tác của các enzim do đó phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.
- Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp và nhiệt độ thường được biểu diễn bằng đồ thị có đường cong một đỉnh.
+ Nhiệt độ thấp nhất mà cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng 0 - 10C tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
+ Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng 30 - 35C
+ Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng 40 - 45C. Trên nhiệt độ tối đa, bộ máy hô hấp sẽ bị phá huỷ.
b. Hô hấp và hàm lượng nước
- Nước vừa là dung môi vừa là môi trường cho các phản ứng hoá học xảy ra. Nước còn tham gia trực tiếp vào quá trình oxi hoá nguyên liệu hô hấp. Vì vậy hàm lượng nước trong cơ quan, cơ thể hô hấp liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.
+ Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước (độ ẩm tương đối) của cơ thể, cơ quan hô hấp.
+ Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại.
<- Vì hô hấp tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản, do đó làm giảm số lượng và chất lượng.
- Hô hấp làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản: Khi hô hấp lượng O2 sẽ giảm, CO2 sẽ tăng và khi O2 giảm quá mức thì hô hấp ở đối tượng bảo quản chuyển sang dạng phân giải kị khí và đối tượng bảo quản sẽ bị phân hủy nhanh chóng.
Sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật:
Hô hấp hiếu khí | Lên men |
Cần O2 | Không cần O2 |
Xảy ra ở tế bào chất và ti thể | Xảy ra ở tế bào chất |
Có chuỗi truyền electron | Không có |
Sản phẩm cuối: hợp chất vô cơ CO2 và H2O | Sản phẩm cuối cùng là hợp chất hữu cơ: axit lactic, rượu |
Tạo nhiều năng lượng hơn (36ATP) | Ít năng lượng hơn (2ATP) |
* Hệ số hô hấp (RQ): Hệ số hô hấp là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
RQ của nhóm cacbohiđrat bằng 1: Ví dụ:
C6H12O6 + 6O2 = 6CO2 + 6H20
RQ = 6/6 = 1.
RQ của nhóm lipit, prôtêin < 1
RQ của nhiều axit hữu cơ > 1.
* Ý nghĩa của hệ số hô hấp: Hệ số hô hấp cho biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất gì và trên cơ sở đó có thể đánh giá tình trạng hô hấp của cây và trên cơ sở hệ số hô hấp để quyết định các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng.
Các giai đoạn của quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật có thể tóm tắt như sau:
* Giai đoạn 1: Đường phân xảy ra ở chất tế bào:
Glucôzơ -> axit piruvic + ATP + NADH
* Giai đoạn 2: Hô hấp hiếu khí hoặc kị khí (lên men) tùy theo sự có mặt của O2.
* Giai đoạn 3: Chuỗi chuyền điện tử và quá trình phôtphorin hóa ôxi hóa tạo ra ATP và H2O có sự tham gia của O2.
- Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình trái ngược nhau là vì: Quang hợp là quá trình lá cây tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng từ CO2 và nước nhờ có diệp lục và sử dụng ánh sáng, còn hô hấp là quá trình sử dụng CO2 phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống cúa cơ thể, đồng thời thải ra khí CO2 và nước.
- Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau: Hô hấp sẽ không thực hiện được, nếu không có chất hữu cơ do quang hợp tạo ra. Ngược lại, quang hợp cũng không thể thực hiện được, nếu không có năng lượng do trình hô hấp giải phóng ra.
Tớ đã tìm được gót chân Asin của anh ấy rồi
Vì chơi lô đề nên nó nợ như chúa chổm.
Anh cần quyết định dứt khoát công việc của mình, đừng nghe người khác mà cứ đẽo cày giữa đường.
Những gã Sở Khanh như hắn chuyên lừa gạt những người phụ nữ thật thà.
Với sức trai Phù Đổng, thế hệ trẻ chính là lực lượng xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
- Nguyên liệu của hô hấp sáng là RiDP bị ôxi hóa thành APG và axit glicôlic
- Hô hấp sáng xảy ra ở nhóm thực vật C3, tại các bào quan: lục lạp, perôxixôm và ti thể.
- Giai đoạn 1: Đường phân, xảy ra trong tế bào chất.
- Giai đoạn 2: Hô hấp hiếu khí (có O2), hoặc phân giải kị khí (không có O2)
- Giai đoạn 3: Chuỗi chuyền electron