Nguyên nhân làm ảnh hưởng tới chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước:
+ Chặt phá rừng làm tăng tốc độ dòng chảy trên mặt đất, thời gian ngấm xuống đất tạo thành mạch nước ngầm không có, gây xói mòn đát và lũ ống, lũ quét đồng thời phá hủy lớp mùn trên mặt đất, đất bị phong hóa, không giữ được nước gây hạn hán.
+ Các hoạt động công, nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông vận tải gây ô nhiễm.
+ Sử dụng lãng phí nước cho các hoạt động tưới tiêu trong nông nghiệp và rửa, lọc trong công nghiệp.
Biện pháp bảo vệ nguồn nước trên Trái Đất như:
- Bảo vệ và trồng rừng, trồng thêm cây xanh ở các khu đô thị, thành phố,..
- Sử dụng tiết kiệm nguồn nước bề mặt, cũng như nguồn nước ngầm, tránh cạn kiệt nguồn nước.
Các biện pháp sinh học nâng cao hàm lượng đạm trong đất, nhằm cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng: trồng xen cây họ Đậu góp phần cải tạo đất, thả bèo hoa dâu, bón phân hữu cơ đã qua xử lý, bổ sung thêm lượng các vi sinh vật có lợi như vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn amon hóa, vi khuẩn ntrat hóa,…vào đất để tăng lượng đạm được chuyển hóa.
Những nguyên nhân làm cho nồng độ khí CO2 trong bầu khí quyển tăng:
- Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vạn tải,… làm cho lượng khí CO2 thải vào môi trường tăng cao.
- Chặt phá rừng, phá huỷ thảm thực vât làm cho lượng khí thải tăng.
Hậu quả của nồng độ CO2 tăng cao gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai cho Trái Đất.
Cách hạn chế: Hạn chế sử dụng các nguyên liệu hoá thạch trong công nghiệp và giao thông vận tải; trồng cây gây rừng để góp phần cân bằng lượng khí CO2 trong bầu khí quyển.
Phân biệt phần vật chất trao đổi và tuần hoàn, phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình.
Phần vật chất trao đổi và tuần hoàn: Là thành phần khi đi qua quần xã sinh vật ít bị thất thoát và hoàn lại cho chu trình tiếp theo.
Phần vật chất trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình: Là các chất sau khi đi qua quần xã sinh vật thì chúng tách ra khỏi chu trình và đi vào các chất lắng đọng, như đá, vỏ cứng của các sinh vật, lâu dần có thể trở thành khoáng sản.
Ví dụ trong chu trình cacbon:
Phần vật chất trao đổi và tuần hoàn: Cacbon được lấy từ không khí vào cơ thể của sinh vật sản xuất như thực vật, vi khuẩn, tảo... tạo thành sản phẩm hữu cơ (đường). Lượng sản phẩm đó có thể được sinh vật tiêu thụ ăn và hấp thụ. Các sinh vật sống hoạt động và hô hấp thải CO2 vào không khí và các chất thait khác vào đất. Khi sinh vật chết, xác sinh vật bị phân giải thành thành CO2 và các sản phẩm khác trả lại môi trường. Vòng tuần hoàn được khép kín.
Phần vật chất trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình: phần vật chất không được phân giải mà lắng đọng thành trầm tích dưới biển như vỏ đá vôi, xác của động vật, hoặc vùi trong lòng đất...
- Chu trình sinh địa hoá trên Trái Đất là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường có vai trò duy trì cân bằng vật chất trong sinh quyển.
- Chủ yếu trao đổi 25 nguyên tố cần thiết cho cơ thể sống như C, H, O, N, S, P,… là thành phần cấu tạo chủ yếu nên các protein, lipit, cacbohydrat, enzym, hoocmon,...
Khi quan sát 1 tháp sinh khối ta thấy mức độ dinh dưỡng ở tìm bậc và toàn bộ quần xã
Chọn C.
3 loại tháp sinh thái:
- Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Tháp sinh khối xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích luỹ trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Mỗi loại tháp có ưu điểm và nhược điểm:
- Tháp số lượng dễ xây dựng song ít có giá trị vì kích thước cá thể cũng như chất sống cấu tạo nên các loài của các bậc dinh dưỡng khác nhau, không đồng nhất, nên việc so sánh không chính xác.
- Tháp sinh khối có giá trị cao hơn tháp sổ lượng. Do mỗi bậc dinh dưỡng đều được biểu thị bằng số lượng chất sống, nên phần nào có thể so sánh được các bậc dinh dưỡng với nhau. Tuy nhiên, tháp sinh khối cũng có nhiều nhược điểm: Thành phần hoá học và giá trị năng lượng của chất sống trong các bậc dinh dưỡng là khác nhau.
- Tháp sinh khối không chú ý tới yếu tố thời gian trong việc tích luỹ sinh khối ở mỗi bậc dinh dưỡng.
- Tháp năng lượng là loại tháp hoàn thiện nhất. Tuy nhiên, xây dựng tháp năng lượng khá phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức, thời gian.
+ Ví dụ quần xã rừng mưa nhiệt đới
- Sinh vật sản xuất: cây gỗ lớn, cây bụi, rêu, địa y, phong lan,…
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu, nhện, chuột, ong,..
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: sóc, chim, khỉ,…
- Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: mèo, cáo, sư tử, gấu,…
+ Ví dụ cánh đồng ngô:
- Sinh vật sản xuất: ngô, cỏ, lúa mạch,…
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu, chim chóc,…
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn, mèo,…
- Sinh vật phân giải: giun, vi khuẩn,..
- Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía sau, vừa bị mắt xích phía trước ăn thịt.
Ví dụ: cỏ → thỏ→cáo
- Lưới thức ăn được hình thành từ nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã. Trong một lưới thức ăn một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác, hình thành nên nhiều mắt xích chung tất cả các chuỗi thức ăn với nhiều mắt xích chung hợp thành một lưới thức ăn.
Có hai loại chuỗi thức ăn:
Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng cây xanh, sau đến động vật ăn thực vật và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật.
Ví dụ: Cây ngô → sâu ăn lá ngô → nhái → rắn hổ mang → diều hâu.
Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải, sau đến các loài động vật ăn thịt.
Ví dụ: Lá, cành cây khô → mối → nhện → thằn lằn.
Đáp án: d. Theo định nghĩa hệ sinh thái nhân tạo, nguồn năng lượng sử dụng giống như các hệ sinh thái tự nhiên, để nâng cao hiệu quả sử dụng người ta bổ sung cho hệ sinh thái nguồn vạt chất và năng lượng khác,..
+ sử dụng chủ yếu năng lượng mặt trời →hệ sinh thái nông nghiệp.
Một hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo có những điếm giống và khác nhau:
- Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có những đặc điếm chung về thành phần cấu trúc, bao gồm thành phần vật chất vô sinh và thành phần hữu sinh.
Thành phần vật chất vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật. Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
- Tuy nhiên hệ sinh thái nhân tạo cũng có nhiều đặc điểm khác với hệ sinh thái tự nhiên, ví dụ như: hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít, do đó tính ổn định của hệ sinh thái thấp, dễ bị dịch bệnh.
Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh, năng suất sinh học cao....