Trả lời câu hỏi ở đầu bài: Mặt Trời mọc ở đằng Đông
TL:
Không thể kết luận được vì nó tùy thuộc vào vật làm mốc.
- Nếu chọn mặt đất là vật làm mốc thì Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây.
- Nếu chọn Mặt Trời là vật làm mốc thì Trái Đất chuyển động xoay từ tây sang đông.
Ví dụ:
- Hành khách chuyển động so với cột đèn giao thông (nhà bên đường, cây bên đường, ...) do vị trí của hành khách so với cột đèn thay đổi theo thời gian. Hành khách đứng yên so với bác tài (ghế ngồi trên xe, vô lăng xe, ...) do vị trí của hành khách so với bác tài không thay đổi.
- Tàu chở các kiện hàng chạy trên sông, các kiện hàng đứng yên so với con tàu nhưng lại là chuyển động so với cây cối bên bờ sông.
- Ô tô đang đỗ bên đường, ô tô đứng yên so với cây bên đường nhưng lại là chuyển động so với những người đang đi đường.
Ta có: Vật đứng yên khi vị trí của vật so với vật mốc không đổi theo thời gian.
So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí của hành khách thay đổi so với nhà ga.
Vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác được chọn làm mốc thì được coi là đứng yên.
Ví dụ:
+ Hành khách đang ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi ga. Vị trí của hành khách so với toa tàu là không đổi nên so với toa tàu thì hành khách ở trạng thái đứng yên. Vật mốc được chọn ở đây là toa tàu.
+ Hành khách đang ngồi trên xe bus chuyển động ra khỏi bến. Vị trí của hành khách so với bác tài là không đổi nên hành khách đứng yên so với bác tài. Vật mốc ở đây là bác tài.
Ví dụ về chuyển động cơ học:
- Xe ô tô chuyển động trên đường, vật mốc là cột điện bên đường.
- Tàu chuyển động trên đường ray, vật mốc là nhà cửa ven đường ray.
- Một chiếc thuyền trên sông, vật mốc là bến đò.
vv...
Để nhận biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông.... đang chuyển động hay đang đứng yên, thì ta so sánh vị trí của chúng so với các vật chọn làm mốc như: hàng cây, nhà cửa, ... bên đường hay 2 bên bờ sông...
Ví dụ: Để biết đám may trên trời có chuyển động hay không thì ta so sánh vị trí nó với vị trí của ta đang đứng, hay nhà cửa, cây cối ... trên mặt đất.
- Lực có tác dụng làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
- Ví dụ:
+ Lực ma sát ở phanh xe máy khi ta bóp phanh làm xe máy chuyển động chậm dần và dừng lại (vận tốc giảm).
+ Quả bóng đang đứng yên ta tác động lực vào quả bóng làm quả bóng chuyển động (vận tốc tăng).
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí trong không gian của các vật hay là sự thay đổi vị trí của 1 vật theo thời gian so với vật khác. Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này là chuyển động cơ học
Khi vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác được chọn làm mốc thì được gọi là đứng yên
Khi khoảng cách 1 vật so với vật mốc không đổi thì vật đó đứng yên so với vật mốc=> khẳng định sai vì vật đó có thể thay đổi vị trí nhưng khoảng cách vẫn bằng vật mốc
VD: Hành khách ngồi yên trên tàu đang chạy
->hành khách đứng yên so với tàu và chuyển động so với hàng cây bên đường