Mang thai ở tuổi còn quá trẻ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong vì:
- Tỉ lệ sảy thai, đẻ non cao do tử cung chưa phát triển đầy đủ để mang thai đến đủ tháng và thường sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn.
- Nếu sinh con thì con sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao.
Chưa kể mang thai và sinh con ở tuổi này sẽ ảnh hưởng đến học tập, đến vị thế xã hội, đến công tác sau này.
* Những ảnh hưởng của việc có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là :
- Dễ sảy thai hoặc đẻ non do tử cung chưa phát triển đầy đủ.
- Con khi đẻ ra thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong cao.
- Nếu phải nạo thai dễ dẫn đến vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng hoặc chửa ngoài dạ con, tổn thương thành tử cung có thể để lại sẹo gây vỡ tử cung khi chuyển dạ lần sau .
- Phải bỏ học, ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp.
* Để tránh rơi vào tình trạng trên, cần phải :
- Tránh quan hệ tình dục ở tuổi học sinh, giữ tình bạn trong sáng và lành mạnh để không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, tới học tập và hạnh phúc trong tương lại.
- Hoặc phải bảo đảm tình dục an toàn (không mang thai hoặc không bị mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục) bằng sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.
1. có thai … sinh con
2. trứng
3. sự rụng trứng
4. thụ thai ………… mang thai
5. tử cung
6. làm tổ ……….. nhau
7. mang thai
Bài 2 (trang 186 sgk Sinh học 8): Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết.
Trả lời:
Các hoocmôn của tuyến yên không chỉ điều khiển các tuyến nội tiết mà ngược lại, hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kìm hãm cũng bị sự chi phối của hoocmôn do các tuyến này tiết ra. Đó là cơ chế tự điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược.
Bài 1 (trang 186 sgk Sinh học 8): Trình bày cơ chế hoạt động của tuyến tụy
Trả lời:
Sự phối hợp hoạt động của các tế bào a và b của đảo tụy trong tuyến tụy khi lượng đường trong máu giảm hay tăng chính là để giữ cho nồng độ đường trong máu được ổn định.
Khi lượng đường trong máu giảm sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài, không chỉ các tế bào a của đảo tụy hoạt động tiết glucagôn mà còn có sự phối hợp hoạt động của cả 2 tuyến trên thận. Tuyến này tiết cooctizôn để góp phần vào sự chuyển hóa lipit và prôtêin làm tăng đường huyết.
Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ (trong tuổi vị thành niên) là gì? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý?
Lời giải:
- Tuyến trên thận gồm phần vỏ và phần tủy.
- Phần vỏ tiết ra hoocmon có vai trò:
+ Điều hòa các muối natri và kali trong máu.
+ Điều hòa đường huyết (tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit).
+ Điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục nam.
- Phần tủy tiết 2 loại hoocmon là ađrênalin và norađrênalin có vai trò:
+ Gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dẫn phế quản.
+ Góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.
Tuyến tụy là một tuyến phụ, vừa tiết dịch tiêu hóa (chức năng ngoại tiết) vừa tiết hoocmôn. Có 2 loại hoocmôn của tuyến tụy là insulin và glucagôn có tác dụng giúp điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định:
+insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng
+glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng đường trong máu giảm.