Không nên đọc sách ở những nơi thiếu ánh sáng, không nên nằm đọc sách.
- Không nên đọc sách ờ nơi thiếu ánh sáng để tránh cho mắt phải điều tiết quá nhiều, lâu dần gây tật cho mắt.
- Không nên nằm đọc sách vì khoảng cách giữa sách và mắt không ổn định, không phù hợp, làm cho mắt phải điều tiết nhiều, lâu dần cũng gây tật cho mắt.
- Không nên đọc sách trên tàu xe bị xóc nhiều vì tầm nhìn không ổn định và bị chao đảo sẽ dễ gây ra tật cận thị hoặc viễn thị.
Tại sao người già thường phải đeo kính lão ?
A người già bị cận do thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi không phồng được
B người già bị viễn thị đồ thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi không xẹp được.
C người già bị cận thị do thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi không xẹp được
D người già bị cận thị do thể thủy tinh bị lão hóa, mất dần tính đàn hồi không phồng được
- Trường hợp thứ nhất, chữ đọc được dễ dàng và nhận rõ được màu của bút.
- Trường hợp thứ hai, không nhìn rõ chữ trên bút và không nhận được màu của bút khi vẫn hướng mắt về trước mà bút chuyển sang bên phải mắt vì ảnh của bút không rơi vào điểm vàng mà rơi vào vùng ngoại vi của điểm vàng, nơi ít tế bào nón và chủ yếu là tế bào que.
- Cận thị là do:
+ Bẩm sinh cầu mắt dài.
+ Không giữ vệ sinh khi dọc sách.
- Muôn nhìn rõ, người cận thị phải đeo kính mặt lõm.
- Khi rọi đèn pin vào mắt, đồng tử co hẹp lại. Đó là phản xạ đồng tử nhằm hạn chế ánh sáng đi vào trong cầu mắt (giảm sự kích thích các tế bào thụ cảm). Khi ánh sáng quá mạnh, lượng ánh sáng quá nhiều sẽ làm loá mắt.
- Khi không dọi đèn pin vào mắt thì đồng tử sẽ trở lại bình thường.
- Sự co dãn của đồng tử là nhằm điều tiết ánh sáng để có thể nhìn rõ vật bởi sự điều tiết ánh sáng tác dụng lên màng lưới.
Lão Hạc tuy là một người nông dân nghèo nhưng ở lão lại chứa đựng những phẩm chất đáng quý. Dưới ngòi bút của nhà văn Nam Cao, lão hiện lên có phần khốn khổ, nghèo đói nhưng chưa bao giờ mất đi khí chất thanh cao. Cuộc sống đói nghèo là vậy, lão vẫn dành dụm từng chút cho cậu con trai và không muốn nhờ vả vào sự giúp đỡ của ông giáo để rồi đến bước đường cùng phải ăn bả chó. Qua truyện ngắn lão Hạc, Nam Cao âm thàm thể hiện tình cảm, tấm lòng của mình đến với người nông dân khốn khổ một cách tinh tế và thành công qua những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo tiêu biểu.
* Cầu mắt:
- Cầu mắt nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn luôn tiết nước mắt làm cho mắt không bị khô. Cầu mắt vận động được là nhờ các cơ quan vận động mắt.
- Cầu mắt gồm 3 lớp:
+ Lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt.
+ Lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh).
+ Lớp màng lưới trong đó có chứa tế bào thụ cảm thị giác, gồm 2 loại tế bào: tế bào nón và tế bào que.
* Màng lưới:
- Màng lưới là bộ phận thụ cảm của cơ quan phân tích thị giác tiếp nhận hình ảnh, gồm các tế bào nón và tế bào que. Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc; các tế bào que tiếp nhận các kích thích ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban đêm.
- Điểm vàng là nơi tập trung các tế bào nón, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón giảm dần và tế bào que tăng dần. Mỗi tế bào nón ở điểm vàng liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực, nhưng nhiều tế bào que mới liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác. Chính vì vậy khi muốn quan sát một vật cho rõ phải hướng trục mắt về phía vật quan sát để ảnh của vật hiện trên điểm vàng.
- Còn điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên nếu ảnh rơi vào đó sẽ không nhìn thấy gì.
Điều hòa tim mạch bằng phản xạ sinh dưỡng trong các trường hợp:
* Lúc huyết áp tăng cao:
Các thụ quan bị kích thích làm xuất hiện xung thần kinh truyền về trung ương phụ trách tim mạch nằm trong các nhân xám (thuộc bộ phận đối giao cảm), theo dây li tâm (dây thần kinh X hay dây mê tẩu) tới tim làm giảm nhịp co và lực co đồng thời làm dãn các mạch da và mạch ruột gây hạ huyết áp.
* Hoạt động lao động:
Khi lao động xảy ra sự ôxi hóa đường glucôzơ dễ tạo năng lượng cần cho sự co cơ, đồng thời sản phẩm phân hủy quá trình này là CO2 tích lũy dần trong máu
(H+ được hình thành do:
H+ sẽ kích thích thụ quan gây ra xung thần kinh hướng tâm, truyền về trung khu hô hấp và tuần hoàn nằm trong hành tủy, truyền tới trung khu giao cảm và theo dây giao cảm đến tim, mạch máu đến cơ làm tăng nhịp, lực co tim và mạch máu đến cơ dãn ra để cung cấp ôxi cần cho nhu cầu năng lượng co cơ, đồng thời chuyển nhanh sản phẩm phân hủy đến các cơ quan bài tiết).
Sự giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 bộ phận giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh sinh dưỡng.
* Sự giống nhau:
- Đều có trung ương là nhân xám.
- Điều hòa hoạt động phù hợp với nhu cầu cơ thể, từng lúc, từng nơi.
* Sự khác nhau:
- Bộ phận giao cảm:
+ Có trung ương là nhân xám ở sừng bên tùy sống từ đối sống ngực 1 đến đốt tủy thắt lưng III.
+ Chuỗi hạch nằm dọc 2 bên cột sống hoặc các hạch trước cột sống, xa cơ quan phụ trách.
+ Nơron trước hạch có sợi trục ngắn (có bao miêlin), nơron sau hạch có sợi trục dài (không có bao miêlin).
- Bộ phận đối giao cảm:
+ Có trung ương là nhân xám ở trụ não và sừng bên đoạn cùng tủy sống.
+ Hạch nằm xa trung ương (gần cơ quan phụ trách).
+ Nơron trước hạch có sợi trục dài (có bao miêlin). Nơron sau hạch có sợi trục ngăn (không có bao miêlin).
Đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với động vật khác trong lớp Thú là:
- Đại não người phát triển rất mạnh, khối lượng lớn, phủ lên tất cả các phần còn lại của bộ não.
- Diện tích của vỏ não cũng tăng lên rất nhiều do có các rãnh và các khe ăn sâu vào bên trong, là nơi chứa số lượng lớn nơron.
- Vỏ não người còn xuất hiện các vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết) nằm gầm vùng vận động, đồng thời cũng hình thành vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, nằm gần vùng thính giác và thị giác.
Đại não gồm:
- Chất trắng nằm dưới vỏ não là những đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh. Trong chất trắng còn có các nhân nền.
- Chất xám tạo thành vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện.
- Ngoài ra, còn có các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não với các phần dưới của não với tủy sống. Hầu hết các đường này đều bắt chéo hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống.