Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận:
- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình: quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- và quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.
Bài 3 (trang 124 sgk Sinh học 8): Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
Trả lời:
Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận gồm 2 quả; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:
+ Cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu)
+ Nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận).
+ Các ống thận.
Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là CO2, mồ hôi, nước tiểu.
Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên:
- Hệ hô hấp thải loại CO2.
- Da thải loại mồ hôi.
- Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu.
Lời giải chi tiết
Nhờ hoạt động bài tiết mà các tính chất của môi trường bên trong (pH, nồng độ các ion, áp suất thẩm thấu, ...) luôn ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
* Bữa ăn hợp lí, có chất lượng là bữa ăn:
+ Bảo đảm đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng, không hoang phí.
+ Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn.
Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau và phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, hình thức lao động và trạng thái sinh lí của cơ thể.
- Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em cao hơn người trưởng thành (đặc biệt là protein) cần được tích lũy cho cơ thể phát triển.
- Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì hoạt động của cơ thể thấp.
Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào?
Lời giải chi tiết
- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:
+ Mang O2 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.
+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.
- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;
+ Lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.
+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.
+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.
- Mối liên hệ về chức năng giữa hệ tuần hoàn với các hệ cơ quan đã học được phản ánh qua sơ đồ sau:
* Tế bào là đơn vị cấu trúc:
- Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan; mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại; mỗi cơ quan được tập hợp bởi nhiều mô có chức năng giống nhau; mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau tạo thành.
- Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo từ tế bào.
- Tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau, bao gồm:
+ Màng sinh chất.
+ Chất tế bào (có chứa các bào quan).
+ Nhân tế bào gồm màng nhân, nhiễm sắc thể, nhân con.
Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể.
Lời giải chi tiết
Sắt cần cho sự tạo thành hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hóa.
Vì vậy, bà mẹ mang thai cần được bổ sung chất sắt để thai phát triển tốt, người mẹ khỏe mạnh.
Trả lời:
Trong tro của cỏ tranh có một số muối khoáng và chủ yếu là muối kali (tuy không nhiều). Việc ăn tro cỏ tranh của đồng bào các dân tộc Việt Nam và Tây Nguyên trong thời kỳ Pháp thuộc chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể thay thế hoàn toàn muối ăn hàng ngày.