-Mây đằng Đông vừa trông vừa chạy
Mây đằng Nam vừa làm vừa chơi
-Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,bay cao thì nắng,bay vừa thì râm.(chứ không phải ''dâm''')
-Sấm động, gió tan
-Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.
Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật.
-Tháng bảy kiến đàn đại hàn hồng thuỷ.
-Lạy ông nắng lên
Cho trẻ nó chơi,
Cho già bắt rận,
Cho tôi đi cày.
-Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
-Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão
- Nước ta có 4 miền khí hậu
- Đặc điểm khí hậu từng miền:
Môi trường khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, mưa ít, cuối mùa đông có mưa phùn, mùa hè nóng và mưa nhiều.
+ Môi trường khí hậu đông Trường Sơn: mưa vào thu đông.
+ Môi trường khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc.
+ Môi trường khí hậu Biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
Đặc điểm chung khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào?
Trả lời
* Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
* Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:
- Nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa lớn (1500 - 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.
- Tính chất đa dạng và thất thường:
+ Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:
Miền Bắc: có mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
Miền Nam có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phân mùa mưa-khô sâu sắc.
Các khu vực khí hậu: Đông Trường Sơn có mùa mưa lệch về thu đông; khí hậu biển Đông mang tính hải dương; hướng địa hình kết hợp gió mùa tạo nên sự phân hóa các khu vực Đông Bắc – Tây Bắc, khí hậu ôn đới núi cao...
+ Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,...
Lời giải:
– Đồng bằng sông Hồng: diện tích 15000 km2, có hệ thống đê chống lũ dài trên 2700km, chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3m đến 7m và không còn được bồi đắp tự nhiên nữa.
– Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích khoảng 40000km2, cao trung bình 2m – 3m so với mực nước biển. Trên đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá.
* Khác nhau
Tiêu chí | Đồng bằng sông Hồng | Đồng bằng sông Cửu Long |
Điều kiện hình thành | - Được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình - Có lịch sử hình thành lâu đời | - Được bồi đắp bởi hệ thống sông Tiền và sông Hậu - Mới được khai thác. |
Đặc diểm địa hình | Toàn vùng có diện tích trên 20.973 km², tỷ lệ khoảng 7% tổng diện tích cả nước. - Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng. | Toàn vùng có tổng diện tích (40.547,2 km²) Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13% diện tích cả nước. + Địa hình thấp và khá bằng phẳng. Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha. |
Khí hậu | - Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa. | bị chia rõ 2 mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 5 ->10, mùa khô từ tháng 12 -> 4 năm sau. ĐBSCL là nơi thường xuyên hứng chịu những thiên tai, bão lũ từ thiên nhiên nên đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thường gặp nhiều khó khăn. |
Nguồn nước | Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. | ĐBSCL là một bộ phận của sông Mê Công, cung cấp nguồn nước vô cùng dồi dào, khi vào mùa mưa thì nước sẽ dâng cao, vào màu khô nước sẽ có hiện tượng nhiễm mặn. |
Tài nguyên đất đai: | - Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước. | – Đất đai: Vô cùng phong phú, với đất mặn , đất phèn có độc tố khá cao, tính chất cơ lý yếu và dễ nứt nẻ và đất phù sa có nhiều ở ven và giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu. Diện tích đất tự nhiên chiếm 12,2% trên tổng diện tích đất cả nước, và chủ yếu là rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn. |
Tài nguyên khoáng sản | - Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng, đá vôi . Tài nguyên than nâu. Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt. | Nổi tiếng là đá vôi, cát sỏi, than bùn…. |
Dân số | dân cư tập trung đông đúc, mật đọ dân số cao chiếm khoảng 22% tổng dân số cả nước, bình quân khoảng 1.060 người trên 1 km vuông. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước. | dân cư tập trung thưa thớt hơn, mật độ dân số thấp có gần 18% dân số cả nước |
Cơ sở hạ tầng | cơ sở vật chất hoàn thiện và dồng bộ nhất cả nước, hệ thống giao thông phát triển mạnh mẽ | hệ thống vật chất kĩ thuật đang ngày càn hoàn thiện và phát triển, giao thông ké phát triển, chủ yếu hệ thống cầu vì mạng lưới sông ngòi dày đặc, chằng chịt. |
Địa hình cao nguyên ba dan tập trung nhiều ở vùng Trường Sơn Nam, đặc biệt là Tây Nguyên.
Địa hình đá vôi ở nước ta tập trung chủ yếu ở miền Bắc. Một số điểm có đá vôi tập trung với khối lượng lớn như:
+ Đông Bắc
+ Tây Bắc
+ Bắc Trung Bộ.
1. Khu vực đồi núi
– Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:
a) Vùng núi Đông Bắc
– Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
– Có những cánh cung lớn và trung du phát triển rộng.
– Địa hình Caxtơ khá phổ biến.
b) Vùng núi Tây Bắc
– Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
– Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.
c) Vùng Trường Sơn Bắc
– Dài khoảng 600km.
– Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.
– Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng
d) Vùng Trường Sơn Nam
– Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
– Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m
e) Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.
2. Khu vực đồng bằng
a) Đồng g bằng châu thổ hạ lưu sông lớn.
– Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
– Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2
– Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2
b) Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ.
– Diện tích khoảng 15.000km2
– Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.
3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa
– Bờ biển nước ta dài 3260km
– Có 2 dạng chính:
+ Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …
+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu
Bài làm:
- Địa hình cácxtơ được hình thành do nước mưa hoà tan đá vôi. Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi đá tạo nên những hang động.
- Địa hình cao nguyên badan: vào đại Tân sinh, do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy.
- Địa hình đồng bằng phù sa trẻ: giai đoạn Tân sinh, nhiều vùng bị sụt lún, sau đó được bồi đắp dần bằng những vật liệu do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới.
- Địa hình đê sông, đê biển: do con người đắp lên đế chống lũ lụt và ngăn chặn ảnh hưởng của biến.
Sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta chịu sự tác động của nhiều yếu tố bao gồm cả ngoại lực và nội lực. Cụ thể, một trong những yếu tố tác động lớn nhất đó chính là:
- Hoạt động nâng lên hạ xuống của các mảng tân kiến tạo.
- Chịu tác động ngoại lực như gió, mưa…, nhất là trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Tác động của hoạt động của con người.
Thứ nhất, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
- Địa hình Việt Nam nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
- Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85%
- Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích
Thứ hai, địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
- Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn Cổ kiến tạo
- Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta dâng lên và phân thành nhiều -bậc kế tiếp nhau, đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.
- Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung