* Mục tiêu tổng quát của chiến lược 20 năm 2001 - 2020 của nước ta là:
Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Hình 8.3 (SGK trang 26): cảnh những người nông dân đang thu hoạch lúa trên đồng ruộng ở In-đô-nê-xi-a. Hoạt động này diễn ra phổ biến ở các vùng trồng lúa nước (Đông Nam Á, Nam Á...).
- Hình 11.4 (SGK trang 39): cảnh thu hái chè trên vùng đồi núi ở Xri-Ian-Cũ Hoạt động này diễn ra chủ yếu ở các nước có trồng chè (Ấn Độ, Trung Quốc. Việt Nam...).
Trả lời:
Châu | Đới khí hậu | Kiểu khí hậu đặc trưng của các khu vực | Cảnh quan chính của các khu vực |
Cực và cận cực | Đài nguyên | ||
Châu Á | Ôn đới | - Kiểu ôn đới lục địa - Kiểu ôn đới gió mùa - Kiểu ôn đới hải dương | - Rừng lá kim - Thảo nguyên - Hoang mạc và bán hoang mạc - Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng |
Cận nhiệt | - Kiểu cận nhiệt địa trung hải | - Rừng cận nhiệt đới ẩm - Cảnh quan núi cao |
c) Tên các sông, hồ lớn theo các kí hiệu:
F: A-ma-dôn | v: Ấn |
x: Bai-can | u: Hằng: u |
a: Công gô | o: Dăm-be-di |
l: Đ-nuyp | h: En-bơ |
d: I-e-nit-xây | s: Hoàng Hà |
b: Hồ Nô lệ lớn | r: Lê-na |
c: Mi-xi-xi-pi | m: Ni-giê… |
-> Trả lời:
Các thành phần của cảnh quan tự nhiên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi các yếu tố khác dẫn đến sự thay đổi của cảnh quan.
-> Câu trả lời cụ thể:
Các thành phần của cảnh quan tự nhiên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi các yếu tố khác dẫn đến sự thay đổi của cảnh quan.
- Sinh vật – nước:
+ Sinh vật (thực vật) có vai trò bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế thoát nước.
+ Ngược lại nước là nguồn sống không thể thiếu của các loài sinh vật.
- Nước – địa hình:
+ Nước đóng vai trò là tác nhân ngoại lực làm biến đổi địa hình (ăn mòn, bào mòn, phá hủy địa hình....) tạo nên nhiều dạng địa hình độc đáo: hang động cacxtơ, hàm ếch sóng vỗ, sạt lở đất đá...).
+ Địa hình có vai trò giữ nước: nơi thấp trũng nước mưa thường được giữ lại, nơi dốc cao nước chảy xiết và trôi đi nhanh.
- Địa hình –đất:
+ Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
+ Đất – địa hình: trong quá trình ngoại lực, đất đóng vai trò là vật liệu được vận chuyển và bồi tụ tạo nên các đồng bằng châu thổ, mở rộng đồng bằng về phía biển hoặc san lấp vùng trũng.
- Đất – không khí:
+ Đất đóng vai trò là bề mặt đệm hấp thụ nhiệt độ không khí, nơi có đất cát khô cằn nhiệt độ không khí nóng do khả năng hấp thụ nhiệt lớn (ví dụ: sa mạc); nơi đất ẩm ướt phì nhiêu không khí bớt khắc nghiệt hơn.
+ Không khí (nhiệt độ, độ ẩm) là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất. Nơi có không khí khô, nhiệt độ thấp quá trình phong hóa đất diễn ra chậm, đất kém dinh dưỡng; nơi có nhiệt độ độ ẩm lớn sẽ đẩy nhanh quá trình phong hóa, tầng đất dày và giàu mùn (ví dụ: quá trình hình thành đất feralit vùng đồi núi miền nhiệt đới)
- Không khí – sinh vật:
+ Không khí (Oxi) giúp sinh vật duy trì sự sống.
+ Sinh vật: có vai trò điều hòa không khí (thực vật), rừng xanh được ví như lá phổi của Trái Đất; nơi thiếu cây xanh không khí khắc nghiệt hơn.
- Sinh vật –địa hình:
+ Sinh vật tác động làm biến đổi địa hình: thực vật bám vào khe đá, làm phá hủy đá và các bề mặt địa hình....
+ Địa hình kết hợp với khí hậu hình thành các vành đai sinh vật theo độ cao: vùng chân núi dưới 500 m, hình thành cảnh quan miền nhiệt đới (sinh vật nhiệt đới phong phú về thành phần loài và số lượng); địa hình cao trên 2000m -> khí hậu lạnh giá-> xuất hiện cảnh quan núi cao với nhiều loài động vật chịu lạnh, thực vật thưa thớt chủ yếu là địa y, dương liễu..
- Sinh vật – đất:
+ Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
+ Đất trồng là tư liệu sản xuất không thể thay của thực vật, đất đai phì nhiêu sinh vật giàu có, trù phú; đất đai khô cằn sinh vật kém phát triển. Đất còn là nơi diễn ra các hoạt động sống, cư trú của động vật.
- Không khí – nước
+ Nhiệt độ, độ ẩm không khí tác nhân của quá trình ngưng kết tạo thành mây mưa -> cung cấp nước cho Trái Đất.
+ Nước là nhân tố bề mặt đệm có vai trò điều hòa không khí: vùng biển có khí hậu mát mẻ, ôn hòa, mùa đông ấm hơn trong lục địa.
- Không khí – địa hình:
+ Không khí (nhiệt độ, độ ẩm) ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành địa hình thông qua các tác nhân ngoại lực (đất, nước). Không khí ẩm đất dễ phong hóa, rửa trôi; đồng thời mưa nhiều sẽ vận chuyển đất và bồi tụ thành các vùng đồng bằng phù sa.
- Đất – nước:
+ Tính chất vật lí của đất ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm: đất thịt có kết cấu mịn, liên kết chặt chẽ sẽ giữ nước tốt hơn nơi có đất cát thô và khô cằn.
+ Nước giúp tăng cường độ ẩm, độ phì nhiêu của đất, ngược lại vùng hoang mạc thiếu nước đất đai khô cằn, nghèo dinh dưỡng.
Hãy vẽ lại sơ đồ hình 20.5 (SGK trang 73) vào vở, điền vào các ô trống tên của các thành phần tự nhiên và đánh mũi tên thể hiện mối quan hệ giữa chúng sao cho phù hợp và đầy đủ
Trả lời:
- Xa-ha-ra nằm giữa lãnh thổ Bắc Phi, khu vực có đường chí tuyến đi qua chính giữa nên quanh năm thống trị bởi khối khí áp cao cận chí tuyến, thời tiết ổn định, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến, không có mưa.
- Gió mùa Đông Bắc đi qua lục địa Á - Âu khi thổi vào Bắc Phi gây ra thời tiết lạnh khô vào mùa đông.- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn, lại có độ cao trên 2000m nên ảnh hưởng của biển khó ăn sâu vào đất liền.- Có dòng biển lạnh Ca-ra-ri chảy ven bờ tây bắc châu Phi.
Lời giải chi tiết
- Gió là sự di chuyển của không khí từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp.
- Nguyên nhân: Do lượng nhiệt các nơi trên Trái Đất nhận được không như nhau nên khí áp của các nơi có sự chênh lệch, nơi khí áp cao, nơi khí áp thấp. Sự chênh lệch khí áp gây ra hiện tượng di chuyển của các khối khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.
+ Ở vùng Xích đạo nhận được nhiều nhiệt do ánh sáng của mặt trời luôn có góc chiếu lớn ⟶ hình thành áp thấp xích đạo. Không khí nóng nở ra, bốc lên và tỏa ra hai bên Xích đạo, sau đó lạnh dần, giáng xuống khoảng các vĩ độ 30 - 35" của cả hai bán cầu tạo thành các khu khí áp cao,
⟹ Gió thổi từ khu áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo sinh ra gió Tín Phong. Các luồng gió này thổi đều đặn quanh năm nên có tên là gió Tín phong.
+ Đồng thời không khí của khu vực có khí áp cao chí tuyến cũng chuyển động về các vĩ tuyến 60° của hai bán cầu, nơi có khí áp thấp (khí hậu lạnh hinh thánh áp thấp nhiệt lực ôn đới)
⟹ Tạo nên gió Tây ôn đới.
+ Khối không khí từ các khu áp cao ở khoảng vĩ độ 90° Bắc và Nam di chuyển về phía áp thấp ôn đới (khoảng vĩ độ 60° Bắc và Nam).
⟹ Hình thành gió Đông cực.
Như vậy, trên Trái Đất hình thành 3 loại gió chính: gió Tín phong, Tây ôn đới và gió Đông cực.
- Do Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên các khối khí di chuyển về Xích đạo bị lệch sang phía tây (chịu tác động của lực Cô-ri-ô-lit).
Phân tích nhiệt độ và lượng mưa của bốn biểu đồ, cho biết các kiểu khí hậu, đới khí hậu thể hiện ở từng biểu đồ?
Bài làm:
- Biểu đồ a)
Nhiệt độ cao quanh năm, chênh lệch nhiệt độ không nhiều giữa các tháng cao nhất (tháng 4, tháng 11) và thấp nhất (tháng 12 và 1).
Mưa không đều, có những tháng không mưa (tháng 12 và 1) và tháng mưa nhiều nhất là tháng 8 khoảng 250mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9.
Đây là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa khô và mùa mưa phân biệt rõ rệt