Trong hệ thống điện quốc gia, có nhiều nhà máy điện cùng cung cấp điện, nhờ đó sẽ đảm bảo độ tin cậy cao và sự phân phối phụ tải sẽ có giá trị kinh tế nhất.
Mạng điện trong các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư thuộc lưới điện phân. Vì nó có điện áp thấp (<1000 V).
Vì tăng điện áp để giảm dòng điện truyền tải trên đường dây, từ đó sẽ giảm tổn thất công suất, tổn thất điện áp trên từng dây.
Hai tia sáng cùng cường độ thuộc hai trong ba màu gốc (đỏ, lục, lam) chồng lên nhau sẽ tạo nên màu thứ cấp. Thay đổi cường độ của ba màu gốc, ta có thể có được mọi màu tự nhiên trên màn hình màu.
Những màu được coi là màu cơ bản trong máy thu hình màu là: Màu đỏ (R), màu xanh lục (G) và màu xanh lam (B).
1. Khối cao tần, trung tần, tách sóng: Nhận tín hiệu cao tần từ anten, KĐ, xử lí, tách sóng hình, tự động điều chỉnh tần số ngoại sai và hệ số KĐ.
2. Khối xử lí tín hiệu âm thanh: Nhận tín hiệu sóng mang âm thanh, KĐ, tách sóng điều tần và khuếch đại âm tần để phát ra loa.
3. Khối xử lí tín hiệu hình: Nhận tín hiệu hình, KĐ, giải mã màu, sau đó KĐ ba tín hiệu màu đỏ, lục lam rồi đưa đến ba catôt đèn hình màu.
4. Khối đồng bộ và tạo xung quét: Tách xung đồng bộ dòng, xung đồng bộ mành và tạo xung quét dòng, xung quét mành đưa đến cuộn lái tia của đèn hình. Đồng thời còn tạo ra cao áp đưa tới anôt đèn hình.
5. Khối phục hồi hình ảnh: Nhận tín hiệu hình ảnh màu, tính hiệu quét để phục hồi hình ảnh hiện lên màn hình.
6. Khối xử lí và điều khiển: Nhận lệnh điều khiển từ xa hay từ phím bấm để điều khiển các hoạt động của máy.
7. Khối nguồn: Tạo các mức điện áp cần thiết cung cấp cho máy làm việc.
- Chức năng của khối tách sóng trong máy thu thanh: Tách, lọc tín hiệu âm tần ra khỏi sóng mang trung tần 465 kHz, để đưa tới khối khuếch đại âm tần.
- Nguyên lí làm việc: Đầu tiên tách sóng thành một chiều, sau đó loại bỏ sóng cao tần và giữ lại sóng âm tần.
- Giải thích: Điôt Đ tách sóng xoay chiều thành sóng một chiều, rồi sử dụng tụ lọc bỏ thành phần tần số cao (sóng mang) và giữ lại đường bao có tần số thấp là âm tần.
+ Khối chọn sóng: điều chỉnh cộng hưởng chọn sóng cao tần cần thu.
+ Khối khuếch đại cao tần: khuếch đại tín hiệu cao tần nhận được.
+ Khối dao động ngoại sai: Tạo sóng cao tần trong máy fd > ft sóng định thu là 465kHzhoặc 455kHz
+ Khối trộn sóng: Trộn sóng ft và fd cho ra sóng fd – ft gọi sóng trung tần.
+ Khối khuếch đại trung tần: khuếch đại tín hiệu trung tần.
+ Khối tách sóng: Tách, lọc tín hiệu âm tần ra khỏi sóng mang trung tần.
+ Khối khuếch đại âm tần: khuếch đại tín hiệu âm tần để phát ra loa.
+ Khối nguồn: cung cấp điện cho máy.
Máy tăng âm dùng vào nơi nào cần khuếch đại âm thanh cho to, cho hay, dùng nghe nhạc, dùng làm bộ khuếch đại cho các loa truyền thanh công cộng... Tuy nhiên, mỗi mục đích sử dụng là phải dùng các tăng âm khác nhau: Nghe nhạc phải loại chất lượng cao, loa để nói,...
+ Khối mạch âm sắc: dùng để chiều chỉnh độ trầm – bổng của âm thanh.
+ Cường độ âm thanh do mạch khuếch đại công suất quyết định.
Máy tăng âm là một thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh.
Chức năng các khối tăng âm:
+ Khối mạch vào: tiếp nhận tín hiệu âm tần từ các nguồn khác nhau.
+ Khối mạch tiền khuếch đại: khuếch đại tới một trị số nhất định.
+ Khối mạch âm sắc: dùng để chiều chỉnh độ trầm – bổng của âm thanh.
+ Khối mạch khuếch đại trung gian: khuếch đại tiếp để đủ công suất kích cho tầng công suất.
+ Khối mạch khuếch đại công suất có nhiệm vụ khuếch đại công suất âm tần đủ lớn để phát ra loa
+ Khối nguồn nuôi: cung cấp điện cho toàn bộ máy tăng âm