Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học

Nằm trong Bộ câu hỏi tập huấn Module 8 tiểu học, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học dưới đây. Tài liệu Đáp án tập huấn Module 8 tiểu học bao gồm nhiều mẫu kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học với chủ đề đa dạng, không thể trình bày hết trong bài viết.

1. Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - Cảm thông chia sẻ

TRƯỜNG TH …….

LỚP: 2A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

….., ngày .. tháng năm ......

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH

Chủ đề: CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ

Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2022 đến tháng 05/2023

I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt

- Chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn

- Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn

- Vận động được cha mẹ và người thân cùng tham hỗ trợ các hoạt động chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

- Hiểu được truyền thống tương thân tương ái của người Việt Nam.

II. Chuẩn bị

- Nhà trường: Cần chuẩn bị các khâu tổ chức, triển khai các nội dung đến cho học sinh và PHHS, liên hệ với các lực lượng xã hội.

- Giáo viên: phối hợp với nhà trường, PHHS thống nhất về thời gian thực hiện, hình thức và địa điểm thực hiện, phối hợp đánh giá kết quả.

III. Tiến trình hoạt động

1. Hoạt động 1: Kế hoạch nhỏ, tiếp sức đến trường (Từ tháng 9/2022 đến tháng 05/2023)

1.1 Mục tiêu hoạt động

- Chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

1.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung: HS chỉ ra được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

* Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Hình thức: Lồng ghép vào tiết HĐTN và Đạo đức.

1.3 Đánh giá hoạt động

HS nêu được những việc làm cụ thể để thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

2. Hoạt động 2: Phong trào “Bảo hiểm trao em” (Từ tháng 9/2022 đến cuối tháng 12/2022)

2.1 Mục tiêu hoạt động: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

2.2 Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung

+ Tham gia phong trào “Kế hoach nhỏ - Tiếp sức đến trường”.

+ Tuyên truyền trong buổi sinh hoạt dưới cờ, họp CMHS đầu năm, họp Ban đại diện CMHS của trường.

* Phương pháp

- Lồng ghép vào tiết SHDC, SHL hàng tuần.

* Hình thức

- HS thực hiện nuôi heo đất, thu gom giấy, chai và ly nhựa bán.

2.3 Đánh giá hoạt động

HS thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm đến các bạn còn khó khăn.

3. Hoạt động 3: Phối hợp với CMHS về phong trào “Bảo hiểm trao em”

3.1. Mục tiêu: Vận động được cha mẹ và người thân cùng tham gia hỗ trợ mua BHYT cho HS khó khăn.

3.2. Nội dung và phương thức tổ chức hoạt động

* Nội dung: HS về vận động cha mẹ, người thân tham gia phong trào “Bảo hiểm trao em” .

* Phương pháp: thực hành

* Hình thức:

- HS về nhà vận động cha mẹ và người thân tham gia phong trào “Bảo hiểm trao em”.

- GV giải thích kế hoạch với phụ huynh về phong trào để hiểu, hỗ trợ, quyên góp.

3.3 Đánh giá hoạt động

HS vận động được cha mẹ và người thân tham gia hỗ trợ mua BHYT cho HS khó khăn.

Giáo viên lập kế hoạch

………..

2. Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình, xã hội giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - Giữ gìn trường lớp xanh, sạch đẹp

KẾ HOẠCH PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH

Chủ đề: “CHÚNG EM THAM GIA GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP XANH - SẠCH - ĐẸP”

Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2023 đến tháng 05/2024.

1. Mục tiêu, yêu cầu

1.1. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chủ đề giáo dục

- HS nhận biết được tầm quan trọng và những việc cần làm để giữ gìn trường lớp “Xanh – sạch – đẹp”.

- HS có thái độ tích cực và làm được những việc để giữ gìn trường lớp “Xanh – sạch – đẹp”.

- HS có hành vi và việc làm cụ thể, lâu dài để giữ gìn trường lớp “Xanh – sạch – đẹp” đồng thời biết tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.

1.2. Mục đích, yêu cầu phối hợp với các lực lượng giáo dục trong thực hiện chủ đề giáo dục

- Mục đích phối hợp: Huy động được sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng: giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong, các lực lượng khác của nhà trường nhằm hỗ trợ, hướng dẫn, rèn luyện học sinh hình thành được thói quen và hành vi giữ gìn vệ sinh trường lớp “Xanh – sạch – đẹp”.

-Yêu cầu:

+ Giáo viên bộ môn: Phối hợp với GVCN quan sát, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt việc giữ vệ sinh trường lớp hàng ngày.

+ Phụ huynh học sinh: Phối hợp với GVCN, nhà trường cùng quan tâm, nhắc nhở, giáo dục HS làm tốt việc thực hiện vệ sinh trường lớp thường xuyên.

+ Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong: Cử thành viên phối hợp cùng với GVCN rèn thói quen giữ gìn trường lớp “Xanh – sạch – đẹp” và hướng dẫn HS thực hành, trải nghiệm thực tế.

+ Các lực lượng khác của nhà trường:

Cán bộ quản lý: Vận động các mạnh thường quân đóng góp tài lực, vật lực để mua cây xanh, sọt rác, thiết kế các biển báo, thông điệp, xây dựng mô hình trường học thân thiện, “Xanh – sạch - đẹp”, tạo cảnh quan môi trường tích cực cho HS.

Bảo vệ, y tế: Quan sát, kiểm tra những HS có hành vi chưa giữ vệ sinh chung, đề ra biện pháp nhắc nhở kịp thời, rèn luyện, hình thành cho HS thói quen tốt để giữ gìn trường lớp “Xanh – sạch – đẹp”.

2. Chuẩn bị

2.1. Nhà trường, giáo viên

- Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong: Cây xanh, dụng cụ dọn vệ sinh (sọt rác, chổi, thùng rác, khăn lau, nước,..)

- Bộ phận y tế: Nước khử khuẩn, dụng cụ y tế (khi cần thiết).

- Giáo viên:

+ Kế hoạch tổ chức hoạt động, xin ý kiến góp ý của phụ huynh học sinh và trình BGH.

+ Liên hệ các bộ phận liên quan trong nhà trường như TPT, Bí thư chi đoàn, nhân viên y tế, nhân viên phục vụ.

+ Lập danh mục các nội dung công việc cho từng nhóm đối tượng tham gia và xin ý kiến của các bên liên quan.

+ Dự kiến các phương tiện và kinh phí cho học sinh tham gia trải nghiệm thực tế.

+ Chủ trì các hoạt động trải nghiệm an toàn và đạt hiệu quả.

2.2. Các lực lượng phối hợp

- Giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh, bảo vệ, phục vụ, y tế thống nhất kế hoạch phối hợp của GVCN và chuẩn bị các hoạt động hỗ trợ, phối hợp theo kế hoạch.

- Tổng phụ trách, đoàn thanh niên góp ý kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, phân chia khu vực dọn vệ sinh và hỗ trợ các nhóm học sinh thực hiện hoạt động dọn vệ sinh; tuyên truyền cho các em học sinh biết giữ vệ sinh trường lớp trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.

Trên đây là Kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học. Thầy cô có thể tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các thầy cô lập kế hoạch cụ thể và chi tiết hơn.

Ngoài ra, VnDoc.com đã đăng tải nhiều tài liệu đáp án Module 8 các cấp khác nhau như:

Đánh giá bài viết
2 23.907
5 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hằng Nguyễn
    Hằng Nguyễn

    rất hữu ích, xin cảm ơn ad đã chia sẻ

    Thích Phản hồi 02/10/22
    • Chanaries
      Chanaries

      Cảm ơn ad đã chia sẻ

      Thích Phản hồi 02/10/22
      • Bắp
        Bắp

        Tài liệu hay

        Thích Phản hồi 02/10/22
        • Ba Lắp
          Ba Lắp

          Xin được tham khảo

          Thích Phản hồi 02/10/22
          • Anh da đen
            Anh da đen

            Tải về thôi!!

            Thích Phản hồi 02/10/22

            Dành cho Giáo Viên

            Xem thêm