Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học 4 Kết nối tri thức bài 21

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải bài tập Khoa học lớp 4 bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi từ đó học tốt môn Khoa học lớp 4.

Câu hỏi mở đầu trang 78 SGK Khoa học 4: Hãy kể tên những nấm gây hỏng thực phẩm hoặc nấm độc mà em biết.

Trả lời:

Một số loại nấm gây hỏng thực phẩm hoặc nấm độc:

- Nấm mốc.

Bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc

- Nấm độc tán trắng.

Bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc

- Nấm độc trắng hình nón.

Bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc

- Nấm mũ khía nâu xám.

Bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc

1. Nấm gây hỏng thực phẩm

Quan sát hình 1, 2 và cho biết:

Bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc

Hoạt động 1 trang 78 SGK Khoa học 4: Thực phẩm ở hình 1, 2 đã thay đổi như thế nào về màu sắc, hình dạng,... sau thay đổi như thế nào và một khoảng thời gian? Vì sao?

Trả lời:

Nấm mốc có thể làm thay đổi màu sắc, hình dạng, mùi vị của thực phẩm, tạo ra độc tố có hại cho sức khoẻ.

Hoạt động 2 trang 78 SGK Khoa học 4: Nấm mốc mọc trên thực phẩm thường có màu gì?

Trả lời:

Thực phẩm bị nhiễm nấm mốc sẽ xuất hiện những đốm đen, xanh, trắng có các sợi tơ nhỏ.

Câu hỏi 1 trang 79 SGK Khoa học 4: Làm cách nào để nhận biết thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc?

Trả lời:

- Mốc xanh trắng trên bề mặt thực phẩm.

- Thực phẩm bị thay đổi mùi vị.

- Thực phẩm bị mềm nhũn, ẩm ướt.

Câu hỏi 2 trang 79 SGK Khoa học 4: Nấm mốc gây những tác hại gì đến thực phẩm và sức khoẻ con người?

Trả lời:

Nấm mốc có thể làm thay đổi màu sắc, hình dạng, mùi vị của thực phẩm, tạo ra độc tố có hại cho sức khoẻ.

Sử dụng các loại thực phẩm bị nhiễm nấm mốc gây tác hại cho gan, thận, gây rối loạn tiêu hoá, có thể gây ung thư, thậm chí dẫn đến tử vong.

2. Nguyên nhân gây hỏng thực phẩm và cách bảo quản

Hoạt động 1 trang 79 SGK Khoa học 4: Quan sát hình 3, đọc thông tin và cho biết:

Những nguyên nhân nào có thể gây hỏng thực phẩm?

Bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc

Trả lời:

Môi trường có nhiệt độ cao, độ ẩm không khí cao thuận lợi cho nấm mốc phát triển gây hỏng thực phẩm.

Hoạt động 2 trang 80 SGK Khoa học 4: Quan sát hình 4 và nói một số cách bảo quản thực phẩm.

Bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc

Trả lời:

- Một số cách bảo quản thực phẩm: ngâm đường; sấy khô, phơi khô; bảo quản trong tủ lạnh.

Hoạt động 3 trang 80 SGK Khoa học 4: Những cách bảo quản thực phẩm trên có tác dụng gì?

Trả lời:

- Các cách bảo quản trên đều hạn chế nấm mốc phát triển.

Câu hỏi trang 80 SGK Khoa học 4: Tìm hiểu và chia sẻ những cách bảo quản thực phẩm ở gia đình em.

Trả lời:

Một số cách bảo quản thực phẩm ở gia đình em:

- Phơi khô: thóc, ngô, sắn, cá, tôm …

- Ngâm đường: dâu tằm, sấu, mơ …

- Muối chua: dưa cải, cà pháo …

- Bảo quản trong tủ lạnh: rau quả tươi, cá thịt tươi, trứng …

3. Một số nấm độc

Hoạt động trang 81 SGK Khoa học 4: Quan sát hình 5 về một số nấm độc, mô tả hình dạng, màu sắc, nơi sống của chúng.

Bài 21: Nấm gây hỏng thực phẩm và nấm độc

Trả lời:

Nấm độc thường có hình dạng đẹp mắt và màu sắc sặc sỡ. Thường chúng sống ở nơi ẩm ướt, hoang dại như rừng, núi, …

Câu hỏi 1 trang 81 SGK Khoa học 4: Vì sao không được ăn nấm lạ?

Trả lời:

Nấm lạ có thể là nấm độc chứa độc tố, khi người ăn phải nấm độc sẽ bị ngộ độc, các cơ quan như tiêu hoá, thần kinh bị ảnh hưởng, thậm chí trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Câu hỏi 2 trang 81 SGK Khoa học 4: Nếu gặp nấm lạ thì em nên làm gì? Vì sao?

Trả lời:

Có loại nấm độc sau khi ăn khoảng 20 – 24 giờ mới xuất hiện triệu chứng ngộ độc. Có loại nấm độc động vật ăn được nhưng người không ăn được.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình khi gặp nấm lạ thì tuyệt đối không ăn thử hoặc cho động vật ăn thử, vì có thể là nấm độc.

Em có thể 1 trang 81 SGK Khoa học 4: Phát hiện dấu hiệu của thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc.

Lời giải:

Dấu hiệu của thực phẩm đã bị nấm mốc:

- Mốc xanh trắng trên bề mặt thực phẩm.

- Thực phẩm bị thay đổi mùi vị.

- Thực phẩm bị mềm nhũn, ẩm ướt.

Em có thể 2 trang 81 SGK Khoa học 4: Biết bảo quản thực phẩm theo một số cách đơn giản.

Lời giải:

Một số cách đơn giản để bảo quản thực phẩm: phơi khô, sấy khô, ngâm đường, muối chua hoặc bảo quản trong tủ lạnh …

Em có thể 3 trang 81 SGK Khoa học 4: Cảnh giác không ăn nấm lạ để tránh bị ngộ độc.

Trả lời:

Không ăn các nấm lạ và thực phẩm bị nhiễm nấm mốc để tránh bị ngộ độc.

>>>> Bài tiếp theo: Khoa học 4 Kết nối tri thức bài 22

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hằng Nguyễn
    Hằng Nguyễn

    💯💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 13:42 22/04
  • Người Dơi
    Người Dơi

    🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 13:42 22/04
  • Sói
    Sói

    😊😊😊😊😊😊😊😊😊😊

    Thích Phản hồi 13:42 22/04
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Khoa học lớp 4 KNTT

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng