Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học lớp 4 bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Khoa học lớp 4 bài 6 Kết nối tri thức trang 25 - 28

Giải bài tập Khoa học 4 Kết nối tri thức bài 6 Gió, bão và phòng chống bão bao gồm đáp án các phần bài tập trang 25 - 28 giúp các em chuẩn bị bài tập tại nhà hiệu quả.

Hoạt động mở đầu

Quan sát hình 1 và cho biết nhờ đâu diều bay được lên cao? 

Gợi ý

Cánh diều bay lên cao nhờ gió.

1. Sự chuyển động của không khí

Thực hành 1

Quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:

- Không khí bên trong và bên ngoài lọ, ở đâu nóng hơn?

- Nến ở hình 2a tắt, trong khi nến ở hình 2b vẫn cháy. Vậy không khí đã vào lọ ở hình 2b theo cách nào để duy trì sự cháy?

- Vì sao chong chóng ở hình 2c quay? Nguyên nhân làm không khí chuyển động và gió được hình thành như thế nào?

Gợi ý

- Không khí bên trong lọ nóng hơn.

- Không khí đã vào lọ ở hình 2b từ phần đế bị cắt.

- Chong chóng ở hình 2c vì có không khí chuyển động tạo thành gió. Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng và gây ra gió

Câu hỏi Quan sát hình 3. 

1. Hãy cho biết vào ban ngày, trên đất liền và biển ở đâu nóng hơn.

2. Quan sát hình 3a, cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban ngày và giải thích.

3. Hãy cho biết vào ban đêm, trên đất liền và biển ở đâu lạnh hơn.

4. Quan sát hình 3b, cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban đêm và giải thích.

Gợi ý

1 -  Vào ban ngày ở đất liền nóng hơn.

2 - Ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền

Vì ban ngày không khí trong đất liền nóng, không khí ngoài biển lạnh nên không khí từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo thành gió thổi từ biển vào đất liền.

3 -  Vào ban đêm ở đất liền lạnh hơn.

4 - Gió thổi từ đất liền ra biến.

Vì ban đêm không khí trong đất liền lạnh, không khí ngoài biển nóng nên không khí từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo thành gió thổi từ đất liền ra biển.

2. Mức độ mạnh của gió

Thực hành: Quan sát chong chóng

- Trường hợp nào chong chóng quay nhanh nhất, trường hợp nào chậm nhất?

- Qua thí nghiệm, hãy kết luận không khí chuyển động mạnh sẽ gây ra gió mạnh hay nhẹ.

Gợi ý

- Chong chóng quay nhanh nhất khi quạt chạy với mức nhanh nhất, chong chóng quay chậm nhất khi quạt chạy với mức chậm nhất.

- Qua thí nghiệm, có thể kết luận không khí chuyển động mạnh sẽ gây ra gió mạnh.

 Quan sát hình 5

1. So sánh mức độ mạnh của gió trong các hình. Dựa vào đặc điểm nào trong hình để so sánh mức độ đó?

2. Dự đoán cấp gió và nêu tác động của gió trong mỗi hình.

3. Gió đến cấp nào thì cần phải đề phòng những thiệt hại do tác động của nó gây ra?

Gợi ý

1 - Mức độ gió: a → b → c → d → e

Dựa vào mức độ chuyển động của cây cối, lá cờ và mức thiệt hại của tài sản (nhà cửa, ngói,...)

2 - Dự đoán cấp độ gió

HìnhCấp gióTác động của gió
a

0 - 3

- Gió nhẹ.

- Không gây nguy hại.

b4 - 5

- Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động, ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu.

- Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm.

c6 - 7

- Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió.

- Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

d8 -9

- Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió.

- Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

e10 - 11

- Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng

- Biển động dữ dội. Làm đắm tàu biển.

3 -  Gió bắt đầu từ cấp độ 9 trở lên thì cần đề phòng những thiệt hại do nó gây ra.

3. Phòng chống bão

Thực hành

1. Đọc bản tin dự báo thời tiết trong hình 6 và cho biết ở thời điểm nào trong ngày, chúng ta cần đề phòng thiệt hại do gió gây ra.

2. Ở địa phương em có hay xảy ra bão không? Nếu có hãy nêu những thiệt hại do bão gây ra mà em biết.

3. Quan sát hình 7, hãy chỉ ra cách phòng chống bão trong mỗi hình.

Gợi ý

1 - Ở thời điểm đêm và rạng sáng sớm, chúng ta cần đề phòng thiệt hại do gió gây ra.

2 - Các hiện tương dông, bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa. Cơn bão càng lớn, thiệt hại về người và của càng nhiều.

3 - Hình a - Gia cố nhà cửa.

Hình b - Cưa bớt cành to.

Hình c - Neo đậu tàu, thuyền.

Câu hỏi

1. Để giảm các thiệt hại do bão gây ra, hãy nêu các cách phòng chống khác mà em biết.

2. Khi có bão, gia đình và địa phương em đã thực hiện các cách nào để giảm thiểu thiệt hại?

Gợi ý

1 - Cách phòng chống bão:

- Theo dõi bản tin dự báo thời tiết.

- Ngắt các thiết bị điện.

- Xác định ví trí an toàn để trú ẩn.

2 - Khi có bão:

- Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây.

- Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ để dùng ít nhất 7 ngày.

- Ngắt các thiết bị điện.

Vận dụng kiến thức

Có cách phòng chống bão phù hợp khi theo dõi bản tin dự báo thời tiết.

Gợi ý

Theo dõi dự báo thời tiết giúp nắm được hướng di chuyển một cách chi tiết của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới sẽ giúp mọi người có được biện pháp phòng tránh thiên tai một cách hiệu quả hơn.

Trên đây là Giải Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức bài 6 Gió, bão và phòng chống bão. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Hướng dẫn giải bài tập Khoa học 4 trên đây sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả.

>> Bài tiếp theo: Khoa học lớp 4 bài 7 Ôn tập chủ đề Chất

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Khoa học lớp 4 KNTT

    Xem thêm