Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lỗ châu mai là gì?

1. Câu hỏi: Lỗ châu mai là gì?

Lời giải:

Lỗ châu mai là một lỗ nhỏ ở pháo đài, thành lũy, lô cốt hay các công trình quân sự là nơi để các tay cung, súng có thể bắn tên, đạn ra ngoài. Lỗ châu mai có nhiều hình dạng khác nhau, từ hình tròn, chữ thập cho tới khe hẹp.

Để góp phần vào sự thành công của chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) đã có biết bao tấm gương anh dũng hy sinh tuổi xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vậy những anh hùng lấy vai làm giá súng, dùng thân chèn pháo, lấy thân mình lấp lỗ châu mai là ai?

Hình ảnh lỗ châu mai

2. Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai là ai?

Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai là anh hùng Phan Đình Giót. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, khi quân Pháp sử dụng lỗ châu mai để cản bước tiến của Quân đội Việt Nam, anh hùng Phan Đình Giót đã lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai của quân Pháp, cách nơi anh đang băng bó khoảng 200m.

Tiếng súng đạn bỗng im bặt, Phan Đình Giót đã hi sinh, toàn thân anh bị bom đạn kẻ thù bắn nát. Khi lỗ châu mai bị che lấp, hỏa điểm của quân Pháp bị dập tắt, bộ đội Việt Nam đã nhanh chóng xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam trong ngày 13 tháng 3. Đây là trận đánh mở màn thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ.


3. Lỗ châu mai là gì?

Lỗ châu mai là một khe hở, nhưng không quá nhỏ, đủ có thể nhìn qua được. Lỗ châu mai thường được xây ở phía trên hay phần dưới của công trình quân sự như pháo đài, lô cốt. Cũng có thể thấy được lỗ châu mai trên các tháp pháo xe tăng, xe bọc thép mà qua đó một xạ thủ có thể đặt súng, cung tên lọt vào lỗ và bắn trả đối phương.

Các bức tường bên trong, phía sau lỗ châu mai thường được cắt bỏ ở một góc xiên (>30 độ) để các xạ thủ có một tầm nhìn và góc bắn rộng. Lỗ châu mai có rất nhiều dạng. Một dạng phổ biến và dễ nhận biết là hình chữ thập.

Góc độ thẳng đứng và lỗ nhỏ cho phép cung thủ tự do thay đổi độ cao và hướng của tầm bắn nhưng lại làm cho phía quân của đối phương tấn công khó khăn hơn vì chỉ có một mục tiêu ngắm bắn khá nhỏ. Để tiêu diệt được kiểu phòng ngự này cần phải sử dụng số quân áp đảo mới có thể thắng.


4. Sự thật về anh hùng lấp lỗ châu mai

Phan Đình Giót sinh năm 1922 trong một gia đình nghèo ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ cùng với bạn bè đồng trang lứa. Phan Đình Giót xin tham gia tự vệ chiến đấu và xung phong đi bộ đội chủ lực năm 1950. Phan Đình Giót tham gia rất nhiều các chiến dịch lớn như: Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc.

Ngày 13/3/1954 trong trận đánh mở màn của chiến dịch Điện Biên Phủ cứ điểm Him Lam thuộc phân khu Bắc, Đại đội 58 đã xông lên mở đường. Phá lô cốt hỏa lực của địch siết chặt vòng vây. Do hỏa lực của địch từ lô cốt số 3 tuôn ra rất mạnh, bộ đội ta bị thương vong nhiều, khí thế tấn công có phần lắng xuống.

Phan Đình Giót mặc dù bị thương rất nặng nhưng anh đã quyết tâm rướn hết sức lấy thân mình lấp lỗ châu mai, miệng hô to “Quyết hy sinh vì đảng, vì dân”, tạo điều kiện cho đồng đội tiến lên tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam.

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955 và Huân chương Quân công hạng nhì. Hình ảnh người anh hùng “Lấy thân mình lấp lỗ châu mai” đã trở thành bất diệt. Một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 5

    Xem thêm