Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lợi nhuận là gì? Phân biệt lợi nhuận với giá trị thặng dư?

Lợi nhuận là gì? Phân biệt lợi nhuận với giá trị thặng dư? được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Lợi nhuận

– Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có sự chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hóa (giả định: giá cả = giá trị), nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu: p.

Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận. Hay lợi nhuận là số tiền lời mà nhà tư bản thu được sau khi bán hàng hóa đo có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí tư bản.

Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức:

W = c + v + m = k + m bây giờ sẽ chuyển thành: W = k + p

– So sánh giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận:

+ Giống nhau, cả lợi nhuận (p) và giá trị thặng dư (m) đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân.

+ Khác nhau: phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân, còn phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.

– Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao dộng làm thuê tạo ra. Nguyên nhân của hiện tượng đó là:

+ Thứ nhất, sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xóa nhòa sự khác nhau giữa c và v.

+ Thứ hai, do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế, cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hoá cao hơn chi phi sản xuất tư bản chủ nghĩa và có thế thấp hơn giá trị hàng hoá là đã có lợi nhuận rồi.

Nhìn vào hình thức, lý luận giai cấp tư sản cho rằng, lợi nhuận là do lưu thông sinh ra. Vì nếu:

Giá cả = giá trị thì p = m

Giá cả > giá trị thì p > m

Giá cả < giá trị thì p < m

Nhưng xét trong toàn xã hội thì tổng giá cả luôn băng tổng giá trị, do đó tổng p luôn luôn bằng tổng m.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Lợi nhuận là gì? Phân biệt lợi nhuận với giá trị thặng dư? với các khái niệm, đặc điểm của lợi nhuận, sự khác nhau và giống nhau của lợi nhuận và giá trị thặng dư...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lợi nhuận là gì? Phân biệt lợi nhuận với giá trị thặng dư?. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 6.511
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm