Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mở bài "Chiều tối" - Hồ Chí Minh

Bài viết Mở bài "Chiều tối" - Hồ Chí Minh gồm dàn ý và văn mẫu hay chọn lọc cho Vndoc biên soạn. Mời các bạn tham khảo!

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Mở bài Chiều Tối – Mẫu 1

“Chiều tối” là một bức tranh tái hiện lại cảnh chiều tối nơi núi rừng - một khung cảnh ánh lên sự sống ấm áp giữa người với người. Qua đó, bộc lộ một tâm hồn thi nhân nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một tấm lòng nhân hậu đối với con người, một phong thái ung dung luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.

Mở bài Chiều Tối – Mẫu 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cả đời Bác đã cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp cách mạng cao cả. Khi nhắc đến 3 tiếng Hồ Chí Minh thiêng liêng ấy, ta không thể không nhắc đến tập thơ “Nhật Ký trong tù” - một viên ngọc quý của nền văn thơ Việt Nam. Và “Chiều tối” là ánh sáng rực rỡ tỏa ra từ viên ngọc ấy.

Mở bài Chiều Tối – Mẫu 3

Bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh là một bức tranh thiên nhiên nơi thôn dã được tái hiện lại vào khung cảnh chiều tối. Bài thơ đã khắc họa được sự bản lĩnh của người tù, người chiến sĩ, người thi sĩ trong thời điểm cách mạng với những khát khao bùng cháy mãnh liệt. Qua đó, “Chiều tối” đã thể hiện được niềm lạc quan và niềm tin yêu đời xuyên suốt mạch cảm xúc của bài thơ.

Mở bài Chiều Tối – Mẫu 4

Sê-khốp đã từng nói: “Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”, hay say sưa và mãnh liệt hơn nữa, Enxa Triole đã cất cao lời ngợi ca: “Nhà văn là người cho máu” , họ luôn dùng con mắt “say đời” của mình để sáng tạo ra những trang viết đem lại giá trị nhân văn như dòng suối tưới mát cuộc đời, như hoa thơm cho mật ngọt, như ánh mặt trời chiếu sáng cuộc sống. Và “Chiều tối” của Hồ Chí Minh cũng đã đem đến cho ta nét đẹp tâm hồn của một con người “thân xác ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao” - một chiến sĩ cộng sản, một thi sĩ cách mạng hết lòng vì đất nước và dân tộc Việt Nam.

Mở bài Chiều Tối – Mẫu 5

Pauxtôpxki từng thể hiện niềm cảm phục và rung động về những vần thơ Anđécxen: “Anh đã nhặt những hạt giống thơ trên luống đất của người dân cày rồi gieo chúng trong những túp lều, làm chúng nở thành những đóa hoa thơ tuyệt đẹp an ủi trái tim của những người cùng khổ”. Quả thật, Con đường văn học luôn dẫn dắt chúng ta đến với cõi hoàn thiện, và con đường ấy là rất dài và rất xa. Trên con đường ấy, ta đã bắt gặp được sự hòa trộn giữa màu sắc cổ điển và hiện đại cùng với tấm lòng nhân đạo cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh qua thi phẩm “Chiều tối”.

Mở bài Chiều Tối – Mẫu 6

Đã có đôi lần Chế Lan Viên bộc bạch:

“Mỗi câu thơ là một lần lặn vào trang giấy

Lặng vào đời rồi lại ngoi lên.”

Mỗi tác phẩm ra đời đều là một thành quả nghệ thuật chứa đầy tâm huyết của nhà văn. Đó là nơi để nhà văn gửi gắm những tâm tư, tình cảm , những cảm xúc, khát vọng chân thành, mãnh liệt nhất về người, về đời. Giản dị mà sâu sắc - chỉ hai từ thôi mà ta có thể khắc họa một thi phẩm “Chiều tối”, với những vần thơ sáng lên ngọn lửa của tấm lòng yêu sự sống, yêu đất nước, yêu dân tộc được đốt lên bởi vị lãnh tụ dân tộc đáng kính.

Mở bài Chiều Tối – Mẫu 7

Ai đó đã nói rằng: “Điều kì diệu tuyệt đỉnh của nghệ thuật, đặc biệt thi ca, là ở nơi đó ta có thể tự do sắp đặt một thế giới riêng như mình khao khát. Thế giới ấy dẫu ảo huyền hay u ám tới đâu cũng phải thấm đẫm tính nhân văn cao cả, hướng nhân loại tới sự cao đẹp.” Vậy điều gì thật sự đã tạo nên sức nặng của những trang thơ ấy? Phải chăng đó chính là cuộc đời đầy nắng gió ngoài kia mà tạo thành, nhà thơ phải đến đó để viết lên từ thứ mực được chưng cất từ chính hiện thực cuộc sống, dù nó có thế nào đi chăng nữa thì thơ vẫn phải thấm đẫm hai chữ “cao cả”. Và con đường đến với thơ ca của Hồ Chí Minh cũng vậy, những trang thơ của Người mang đậm trong mình chất “thép”, đó chính là cảm hứng đấu tranh tích cực, là tính chiến đấu của thơ ca và văn học nghệ thuật. Người luôn biến những thứ tầm thường thành thú vui tiêu khiển, tạm quên đi cảm giác khó nhọc bị tra tấn nơi đất khách quê người, đặc biệt qua bài thơ “Chiều tối” đã cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống,‎ ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt đầy phi thường của người tù cách mạng.

------------------------------------------------

Mời các bạn tìm đọc các tài liệu khác tại Ngữ văn lớp 11, Văn mẫu lớp 11 nhé! Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong học tập!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm