Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường là gì?

Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường là gì - Module 4 là câu hỏi bài tập cuối khóa Mô đun 4 cấp THCS. Dưới đây là câu trả lời để các bạn hoàn thành bài tập huấn bồi dưỡng giáo viên Module 4.0.

1. Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện với mục đích như sau:

  • Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông linh hoạt, phù hợp với điều kiện của địa phương và cơ sở giáo dục.
  • Phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và giáo viên trong việc thực hiện chương trình; khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện các phương pháp giáo dục và đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
  • Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường; bảo đảm tính dân chủ, thống nhất giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể, phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường được thực hiện theo các hoạt động chính như sau:

  • Xác định căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường;
  • Đánh giá tình hình và các điều kiện thực hiện chương trình trong năm học;
  • Xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường;
  • Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục.

2. Các loại kế hoạch ở trường học

Kế hoạch cấp trường có hai loại chính:

Thứ nhất là kế hoạch 05 năm: Thường một kế hoạch 05 năm gồm các mục chính sau:

- Phân tích: Đánh giá những thành công, thất bại, những điểm mạnh và điểm yếu của nhà trường về các mặt hoạt động. Việc phân tích chiến lược còn đặt nhà trường trong khung cảnh môi trường kinh tế - xã hội để đánh giá những cơ hội và thách thức, nguy cơ, xác định những vấn đề gay cấn mà nhà trường phải giải quyết trong quá trình xây dựng và thực thi kế hoạch 05 năm.

- Xác định tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường: tầm nhìn là cái nhìn xa khá hiện thực và lôi cuốn về tương lai của nhà trường. Sứ mệnh là tuyên bố các quan điểm cơ bản, lý do tồn tại của nhà trường, giới hạn nhiệm vụ và chức năng trong phạm vi tương đối tổng quát.

- Mục tiêu chung: được xác định dựa trên sứ mạng và những kết quả phân tích theo những định hướng tăng cường phạm vi, nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa các loạt hình hoạt động. Mục tiêu của nhà trường được xác định ở nhiều cấp độ và trên nhiều mặt:

+ Số lượng và chất lượng học sinh tốt nghiệp.

+ Phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và khoa học - công nghệ. Mục tiêu tăng trưởng của nhà trường được coi như một phương tiện để đạt mục tiêu phát triển nhân cách và các mục tiêu xã hội khác.

- Các giải pháp chính: Đây chính là cách thức để đạt được các mục tiêu chung trên cơ sở khai thác tối đa mặt mạnh của nhà trường, tận dụng cơ hội bên ngoài và hạn chế ảnh hưởng của những mặt yếu cũng như giảm thiểu tác động của thách thức bên ngoài. Các giải pháp thường được xây dựng theo các mặt hoạt động của nhà trường cũng như các điều kiện thực hiện các chức năng xã hội đó.

- Các chương trình và đề án: Là hàng loạt các hoạt động cụ thể được tiến hành để đạt được các mục tiêu đã đề ra, nhằm hiện thực hóa các định hướng và thực hiện các giải pháp trong một cơ cấu tổ chức và nguồn lực được phân bổ cụ thể.

- Dự toán tài chính sơ bộ: dự toán tài chính cho từng mặt, từng chương trình, dự án và cho toàn bộ kế hoạch.

- Phần tổng hợp: Là những đánh giá khả thi, kiểm tra tính lô gích của toàn bộ định hướng cũng như các chương trình hoạt động, ghi nhận quyết tâm của lãnh đạo nhà trường về việc thực thi kế hoạch 05 năm, những dự định thay đổi cơ cấu tổ chức trước mắt và kế hoạch thực hiện bản kế hoạch 05 năm.

Thứ hai là kế hoạch năm học: Kế hoạch này đi sâu vào các mặt dạy - học và giáo dục cùng các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với các chủ trương chỉ đạo hằng năm của Bộ.

Tuy nhiên, để thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch năm học, nó cần được cụ thể hóa thành các kế hoạch tháng, tuần; kế hoạch một số hoạt động chính (dạy và học trên lớp; tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; lao động sản xuất - hướng nghiệp; công tác chủ nhiệm ...) và theo phạm vi trách nhiệm, mỗi đơn vị, mỗi cá nhân (kể cả hiệu trưởng) cần phải có kế hoạch của mình. Thực chất đây là sự cụ thể hoá, là sự phân công thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch của nhà trường.

3. Các bước xây dựng kế hoạch năm học

- Chuẩn bị: xác định thủ tục xây dựng kế hoạch; thành lập nhóm xây dựng kế hoạch; thu thập, xử lý và phân tích thông tin (về năm học cũ, về đối tượng giáo dục mới, về các văn bản chỉ thị …) phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch; phân tích, đánh giá thực trạng nhà trường (điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực); phân tích môi trường để biết các cơ hội cần tận dụng và các nguy cơ, thách thức cần khắc phục; dự báo chiều hướng phát triển của những chỉ tiêu kế hoạch …

- Soạn thảo kế hoạch: xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được; xây dựng các điều kiện cần thiết cho kế hoạch; dự thảo các phương án kế hoạch.

- Thông qua dự thảo kế hoạch.

  • Trước chi bộ.
  • Thảo luận ở các đơn vị; lấy ý kiến của các lực lượng giáo dục.
  • Tổ chức hội nghị cán bộ - giáo viên - công nhân viên.

- Hoàn chỉnh và ban hành kế hoạch, báo cáo cấp trên.

4. Đáp án Mô đun 4 các môn học

Trên đây là câu hỏi và nội dung trả lời câu hỏi Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường là gì? VnDoc liên tục cập nhật các câu hỏi và đáp án Mô đun 4 để gửi tới các bạn. Các thầy cô tham khảo chuyên mục Dành cho giáo viên để tham khảo thêm nhiều tài liệu hay khác nhé! Hi vọng các tài liệu này sẽ giúp ích đối với thầy cô!

Đánh giá bài viết
4 13.008
Sắp xếp theo

Dành cho Giáo Viên

Xem thêm