Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ngân hàng câu hỏi Mô đun 3 môn Ngữ văn THCS

Ngân hàng câu hỏi kiểm tra module 3

Ngân hàng câu hỏi Mô đun 3 môn Ngữ văn THCS được VnDoc sưu tầm và chia sẻ gồm những câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm điền khuyết khi học tập module 3. Mời các thầy cô tham khảo để hoàn thành việc tập huấn mô đun 3 tốt nhất.

1. Xây dựng công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tâp và sự tiến bộ của HS về phẩm chất và năng lực trong môn Ngữ văn” là nội dung thứ mấy của mô đun?

Nội dung 1

Nội dung 2

Nội dung 3

Nội dung 4

2. Định hướng đánh giá trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn thể hiện trên mấy phương diện?

1

2

3

4

3. Đánh giá thường xuyên được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối cấp học) do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện.

Sai

Đúng

4. Nhận định nào dưới đây là đúng khi phát biểu về phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực?

PPDH chú trọng các hoạt động nhận thức của học sinh.

PPDH tập trung trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng, thái độ.

PPDH rèn luyện cho học sinh khả năng ghi nhớ kiến thức.

PPDH gắn hoạt động trí tuệ của học sinh với thực hành, thực tiễn.

Chọn đáp án đúng nhất

5. Nội dung nào dưới đây KHÔNG phải là đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh?

Nội dung nào dưới đây KHÔNG phải là đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh?

Dạy học chú trọng thực hiện các hoạt động dạy học của giáo viên.

Dạy học tập trung vào rèn luyện phương pháp tự học của học sinh.

Dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

Dạy học có sự kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

6. Khi sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, hoạt động nào dưới đây không thuộc giai đoạn giải quyết vấn đề?

Phát biểu và nhận dạng vấn đề.

Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.

Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề.

Phát biểu và khẳng định vấn đề mới.

7. Chọn đáp án đúng nhất

Khi sử dụng phương pháp dạy học dự án, vai trò của giáo viên thể hiện ở hoạt động nào dưới đây là rõ nhất?

Quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động.

Thu thập, xử lí thông tin và truyền đạt thông tin.

Chỉ dẫn các nguồn thông tin và cách làm sản phẩm.

Lựa chọn chủ đề và xây dựng các tiểu chủ đề.

8. Chọn đáp án đúng nhất

Phương pháp dạy học nào dưới đây KHÔNG phải là phương pháp dạy học tích cực?

Dạy học hợp tác

Dạy học theo dự án

Thuyết trình

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề

9. Mục đích của kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực hướng tới các nhóm đối tượng nào sau đây?

Học sinh, Giáo viên, Phụ huynh

Học sinh, Giáo viên, Nhà quản lí giáo dục, Phụ huynh

Giáo viên, Nhà quản lí giáo dục, Phụ huynh

Học sinh, Giáo viên, Nhà quản lí giáo dục

10. Trong video giới thiệu có mấy hình thức kiểm tra, đánh giá cơ bản?

2

3

4

5

11. Kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực có mấy đặc trưng?

4

5

6

7

12.

12. Chọn đáp án đúng nhất

Mục đích chung của kiểm tra đánh giá trong giáo dục là gì?

Cung cấp các thông tin để ra các quyết định về dạy học và giáo dục.

Khảo sát kết quả học tập và rèn luyện của người học.

Xác định mức độ đạt được của học sinh về mục tiêu học tập.

Hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho người học.

13. Chọn đáp án đúng nhất

Nguyên tắc nào sau đây được thực hiện khi kết quả học sinh A đạt được sau nhiều lần đánh giá vẫn ổn định, thống nhất và chính xác ?

Đảm bảo tính phát triển.

Đảm bảo độ tin cậy.

Đảm bảo tính linh hoạt.

Đảm bảo tính hệ thống.

14. Chọn đáp án đúng nhất

Ở cấp độ lớp học, kiểm tra đánh giá nhằm mục đích nào sau đây ?

Hỗ trợ hoạt động dạy học.

Xây dựng chiến lược giáo dục.

Thay đổi chính sách đầu tư.

Điều chỉnh chương trình đào tạo.

15. Chọn đáp án đúng nhất

Loại hình đánh giá nào dưới đây được thực hiện trong đoạn viết: “…Bạn N thân mến, mình đã xem sơ đồ tư duy do bạn thiết kế, nó thật đẹp, những thông tin được bạn khái quát và diễn tả trên sơ đồ rất thực tế, dễ hiểu và hữu ích. Mình nghĩ nếu những thông tin đó được gắn với những số liệu gần đây nhất thì sơ đồ bạn thiết kế sẽ rất hoàn hảo cả về hình thức và nội dung…” ?

Đánh giá chẩn đoán.

Đánh giá bản thân.

Đánh giá đồng đẳng.

Đánh giá tổng kết.

16. Chọn đáp án đúng nhất

Dựa vào tiêu chí cơ bản nào sau đây để phân chia đánh giá thành: Đánh giá trên lớp học, đánh giá dựa vào nhà trường và đánh giá trên diện rộng.

Mục đich đánh giá

Nội dung đánh giá.

Phạm vi đánh giá.

Kết quả đánh giá.

17. Chọn đáp án đúng nhất

Cách đánh giá nào sau đây phù hợp với quan điểm đánh giá là học tập?

Học sinh tự đánh giá.

Giáo viên đánh giá.

Tổ chức giáo dục đánh giá.

Cộng đồng xã hội đánh giá.

18. Chọn đáp án đúng nhất

Quy trình kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của HS gồm mấy bước?

6

7

8

9

19. Chọn đáp án đúng nhất

Nội dung nào sau đây là định hướng đổi mới về căn cứ đánh giá trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018?

Căn cứ đánh giá là yêu cầu cần đạt về năng lực chung và năng lực đặc thù được quy định trong CT tổng thể và CT môn học, hoạt động giáo dục.

Căn cứ đánh giá là yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ và văn học được quy định trong CT tổng thể và CT môn học, hoạt động giáo dục

Căn cứ đánh giá là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong CT tổng thể và CT môn học, hoạt động giáo dục.

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đặc thù được quy định trong CT tổng thể và CT môn học, hoạt động giáo dục.

20. Chọn đáp án đúng nhất

Ở cấp độ quản lí nhà nước, kiểm tra đánh giá không nhằm mục đích nào sau đây ?

Điều chỉnh chương trình giáo dục, đào tạo.

Xây dựng chính sách và chiến lược đầu tư giáo dục.

Hỗ trợ hoạt động dạy học trong các nhà trường phổ thông.

Phát triển hệ thống giáo dục quốc gia hội nhập với xu thế thế giới.

21. Chọn đáp án đúng nhất

“Tập trung vào yêu cầu HS tạo lập các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng” là yêu cầu khi đánh giá hoạt động nào?

Hoạt động đọc

Hoạt động viết

Hoạt động nói

Hoạt động nghe

22. Có mấy hình thức đánh giá được giới thiệu trong đoạn video thầy/ cô vừa xem?

2

3

4

5

24. Có 6 phương pháp đánh giá được giới thiệu trong đoạn video thầy/ cô vừa xem.

Đúng

Sai

25. Nhận định nào sau đây không đúng khi phát biểu về hình thức đánh giá thường xuyên ?

Đánh giá diễn ra trong quá trình dạy học.

Đánh giá chỉ để so sánh HS này với HS khác.

Đánh giá nhằm điều chỉnh hoạt động dạy học.

Đánh giá vì sự tiến bộ của người học.

26. Thu thập các minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS trong quá trình học để cung cấp những phản hồi cho HS và GV biết những gì họ đã làm được so với mục tiêu là:

Khái niệm đánh giá thường xuyên.

Mục đích của đánh giá thường xuyên.

Nội dung của đánh giá thường xuyên.

Phương pháp đánh giá thường xuyên.

27. Sau khi tổ chức cho HS các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV đã sử dụng một bản mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá với các mức độ đạt được của từng tiêu chí để HS đánh giá lẫn nhau. Bản mô tả đó là công cụ đánh giá nào dưới đây ?

Bảng hỏi KWLH.

Hồ sơ học tập.

Phiếu đánh giá theo tiêu chí.

28. Ở trường phổ thông, công cụ đánh giá kết quả học tập nào sau đây thường được dùng cho phương pháp quan sát?

Thang đo, bảng kiểm.

Câu hỏi tự luận, bài tập thực tiễn.

Phiếu đánh giá theo tiêu chí, hồ sơ học tập.

Câu hỏi mở, câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

29. Đối tượng nào sau đây không tham gia đánh giá thường xuyên?

GV

HS

Phụ huynh

Tổ chức kiểm định các cấp.

30. Phát biểu nào sau đây là đúng với hình thức đánh giá định kì?

thường được thực hiện khi bắt đầu một giai đoạn giáo dục/học tập, nhằm cung cấp hiện trạng ban đầu về chất lượng HS.

là loại hình đánh giá được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình học tập/giáo dục.

tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn học tập (giữa kì, cuối kì)

nhằm thu thập thông tin phản hồi về chất lượng học tập của HS, từ đó cải thiện cách dạy và học, giúp HS tiến bộ.

31. Nhận định nào sau đây đúng về ưu điểm phương pháp kiểm tra viết trong đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông?

Có ưu điểm nổi bật là mất ít thời gian đánh giá và có độ tin cậy cao.

Có tính khách quan và hạn chế được sự phụ thuộc chủ quan của người chấm.

Đo được các mức độ của nhận thức, bao quát được nội dung của chương trình học.

Đánh giá được khả năng diễn đạt, sắp xếp trình bày và đưa ra ý tưởng mới.

32. Lợi thế nổi bật của phương pháp hỏi đáp trong đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông là gì?

Quan tâm đến cá nhân người học và tạo không khí học tập sôi nổi, sinh động trong giờ học.

Bồi dưỡng HS năng lực diễn đạt bằng lời nói; bồi dưỡng hứng thú học tập qua kết quả trả lời.

Giúp cho việc thu thập thông tin của GV được kịp thời, nhanh chóng cả những thông tin chính thức và không chính thức.

Có khả năng đo lường được các mục tiêu cần thiết và khả năng diễn đạt, phân tích vấn đề của người học.

33. Ở trường phổ thông, công cụ đánh giá kết quả học tập nào sau đây thường được dùng cho phương pháp quan sát?

Thang đo, bảng kiểm.

Câu hỏi tự luận, bài tập thực tiễn.

Phiếu đánh giá theo tiêu chí, hồ sơ học tập.

Câu hỏi mở, câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

34. Khi đánh giá bằng hồ sơ học tập, thì loại hồ sơ nào là quan trọng nhất?

Hồ sơ tiến bộ.

Hồ sơ quá trình.

Hồ sơ mục tiêu.

Hồ sơ thành tích.

35. Trong video hoạt động khởi động vừa rồi, giáo viên đã sử dụng phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá nào?

Phương pháp quan sát, công cụ thang đo

Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập, công cụ bảng kiểm

Phương pháp hỏi – đáp, công cụ câu hỏi

Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, công cụ câu hỏi vấn đáp

36. Phát biểu nào sau đây không đúng về đánh giá năng lực?

Đánh giá năng lực là đánh giá vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.

Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng trong khi học.

Đánh giá việc đạt kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.

Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn.

37. Theo quan điểm phát triển năng lực, đánh giá kết quả học tập lấy việc kiểm tra khả năng nào sau đây của học sinh làm trung tâm của hoạt động đánh giá?

Ghi nhớ được kiến thức.

Tái hiện chính xác kiến thức.

Hiểu đúng kiến thức.

Vận dụng sáng tạo kiến thức.

38. Theo thang nhận thức của Bloom, mẫu câu hỏi nào sau đây được sử dụng để đánh giá mức độ vận dụng của HS ?

Em sẽ thay đổi những nhân tố nào nếu….?

Em nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo …. ?

Em có thể mô tả những gì xảy ra …..?

Em sẽ giải thích như thế nào về….?

39. Nhận định nào sau đây là đúng về đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT?

Là đánh giá kết quả và xếp loại học sinh vào các lớp, cấp học phù hợp.

Là đánh giá sự tiến bộ của học sinh đo bằng điểm số các em đạt được.

Là đánh giá kết quả đầu ra và quá trình dẫn đến kết quả học sinh đạt được.

Là đánh giá phân hóa, chú trọng năng khiếu nổi trội của mỗi học sinh.

40. Quan niệm nào sau đây đúng về đường phát triển năng lực Ngữ văn?

Là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của năng lực đọc mà học sinh đã đạt được.

Là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của năng lực viết mà học sinh đã đạt được.

Là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của năng lực ngữ văn mà học sinh cần hoặc đã đạt được.

Là sự mô tả mức độ phát triển khác nhau của năng lực nói và nghe mà HS đã đạt được.

41. Để xây dựng đường phát triển năng lực trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT cần dựa trên cơ sở nào?

Mục tiêu các chủ đề dạy học.

Yêu cầu cần đạt của chương trình.

Nội dung dạy học trong chương trình.

Đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau.

42. Hình thức nào dưới đây không sử dụng để hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS ?

Tổ chức khóa bồi dưỡng tập trung.

Tổ chức bồi dưỡng qua mạng.

Tổ chức thiết kế chủ đề dạy học.

Tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn.

43. Văn bản nào dưới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có nội dung hướng dẫn các trường phổ thông tổ chức cho GV sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ?

Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, ban hành ngày 12/12/2011.

Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH, ban hành ngày 08/10/2014.

Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH, ban hành ngày 03/10/2017.

Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, ban hành ngày 26/12/2018.

44. Phát biểu nào sau đây là đúng về đánh giá năng lực?

Đánh giá năng lực là đánh giá so sánh tự tiến bộ giữa người học với nhau.

Đánh giá ở một vài thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đánh giá định kì.

Đánh giá việc đạt kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.

Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn.

45. Nhận định nào sau đây không đúng về đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn ở trường THPT?

Là đánh giá sự tiến bộ của học sinh đo bằng điểm số các em đạt được.

Là đánh giá kết quả đầu ra và quá trình dẫn đến kết quả học sinh đạt được.

Là đánh giá chú trọng theo dõi sự tiến bộ của học sinh trong quá trình dạy học.

Là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn.

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm