Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghỉ hưu trước tuổi nhận chế độ lương hưu thế nào?

Nghỉ hưu trước tuổi tính lương hưu ra sao

Nghỉ hưu trước tuổi nhận chế độ lương hưu thế nào? Nhận lương hưu thế nào khi nghỉ hưu trước tuổi? VnDoc mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm vững về chế độ lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi.

Trong nhiều trường hợp, lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu hoặc gần đến tuổi nhưng sức khỏe không còn đảm bảo… có thể về hưu sớm mà vẫn được hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp. Tuy nhiên Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2021, Mức hưởng và cách tính lương hưu trước tuổi, .... như thế nào? Trong bài viết dưới đây, VnDoc sẽ đưa ra ví dụ cụ thể thực tế giúp các bạn nắm vững được toàn bộ quy định về nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2021.

Bạn đọc Nhiễm Phúc Khang hỏi: Mẹ tôi là giáo viên dạy tiểu học ở Đắk Lắk, hưởng ưu đãi khu vực 0,3. Mẹ tôi sinh ngày 13.10.1970, đóng bảo hiểm từ ngày 1.1.1998 đang hưởng lương bậc 8 Cao đẳng vì tuổi đã lớn, mắt kém nên bà không muốn học lên Đại học để chuẩn bằng cấp.

Vậy năm 2022 mẹ tôi muốn về hưu trước tuổi thì chế độ nghỉ hưu được hưởng như thế nào?

Trả lời: Nếu mẹ bạn đáp ứng các điều kiện để về hưu trước tuổi và các điều kiện hưởng lương hưu, mức hưởng lương hưu hàng tháng của mẹ bạn sẽ được tính theo quy định trích dẫn dưới đây. Bạn có thể đối chiếu trường hợp của mẹ bạn với quy định của pháp luật.

Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức lương hưu hằng tháng như sau:

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 1.1.2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 1.1.2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này.

Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 và Khoản 3 Điều 54 của Luật này.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Con gái nhỏ của Ba
    Con gái nhỏ của Ba

    cho tôi hỏi. tôi làm giáo viên thcs từ 5/9/2004 đến nay 2021, nếu tôi xin nghĩ vì lí do bằng cấp (tôi có bằng cao đẳng nhưng từ năm 2021 bộ GD đòi bằng Đại học) thì tôi sẽ được hưởng trợ cấp gì không? xin cám ơn

    Thích Phản hồi 31/08/21

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm