Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận về hai chữ Vinh và Nhục

Nghị luận xã hội về hai chữ Vinh và Nhục

Vinh là gì? Nhục là gì? Ý nghĩ và mối liên hệ giữa hai chữ này với nhau là như nào? Để làm rõ vấn đề này VnDoc.com xin mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết văn nghị luận về hai chữ Vình và Nhục dưới đây nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Nghị luận hai chữ Vinh và Nhục

Vinh và nhục là một cặp phạm trù đối đương rất rõ. Trên đời, bất cứ ai cũng muốn bản thân mình, gia đình dòng họ mình, Tổ quốc mình vẻ vang, vinh quang rực rỡ, tiếng thơm vang dội đời đời.

Không một người nào lại muốn bản thân, gia đình, dòng họ chịu nhục. Đó là một điều tất yếu.

Phương Bắc và phương Tây, bị đánh đập, tra tấn dã man. Thật là nhục nhã.

Dân ta đã rửa cái nhục đó bằng máu xương, sinh mạng của biết bao nhiêu người trong mấy chục năm trường. Vinh quang đã về với dân tộc và xứ sở.

Đó là phạm vi to lớn của quốc gia đại sự, còn về phạm vi cá nhân thì sao?

Cách đây khoảng ba bốn trăm năm, danh nhân Nguyễn Công Trứ làm quan to, cầm quân đi đánh giặc, làm doanh điền sứ, mở rộng hai hạt Kim Sơn và Tiền Hải ở Ninh Bình và Thái Bình. Vinh quang rạng rỡ. Khi làm đại tướng vì một sự vu cáo oan sai nào đó bị triều đình giáng chức làm lính. Ông nói: khi tôi làm tướng, tôi không lấy đó làm vinh thì khi tôi làm lính, tôi không lấy đó làm nhục.

Ở Nguyễn Công Trứ không có nhục, ông làm việc vì dân, vì nước chứ không phải là một tham quan ô lại, nhũng nhiễu, bòn rút của người nghèo mà bị cách chức.

Trong cuộc kháng chiến giành độc lập, biết bao chiến sĩ, những người hoạt động vì chính nghĩa đã bị bọn cướp nước bắt tra tấn tù đày. Họ chịu hi sinh để đổi lấy vinh quang cho Tổ quốc, cho dân tộc. Họ được tôn vinh, tiếng thơm muôn thuở

Trong kháng chiến chín năm, một vị cán bộ quân nhu ăn xén, ăn bớt quân trang của chiến sĩ, bị tố cáo, Bác Hồ đã kí vào bán án tử hình. Cái chết đó là cái chết nhục nhã.

Thời gian bao cấp và gần đây, những kẻ ăn trên ngồi trước, lãnh đạo thôn xã, quận huyện hay cao hơn, trước khi được ngồi vào cái ghế được đề bạt, chắc chắn họ đã được kiểm tra lí lịch chặt chẽ. Chắc trong trắng lắm mới được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Nhất định họ lấy đó làm vinh. Nhưng khi dựa vào thế lực của cái ghế ấy, dựa vào địa vị có trong tay, họ làm điều sai trái, tham nhũng, hối lộ, ăn trên xương máu của nhân dân… bị pháp luật tra tay vào còng, ra trước vành móng ngựa, bị tước Đảng tịch, hình ảnh của họ bị đăng tải trên báo, họ có cho là NHỤC không?

Than ôi! Trên đường danh lợi vinh liền nhục! DANH mà đi với CÔNG thì vẻ vang, DANH mà đi với LỢI thì nhục đã rõ. Tiếng xấu còn truyền con cháu đời sau. Làm sao và lấy gì để rửa?

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Nghị luận xã hội về hai chữ Vinh và Nhục. Qua đây bạn đọc có thêm tài liệu và ý tưởng để xây dựng bài viết cho mình. Mong rằng qua đây bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết thêm các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm