Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Xử Nữ Lịch Sử Lớp 12

Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng

Phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

4
4 Câu trả lời
  • Sunny
    Sunny

    - Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:

    + Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).

    + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).

    + Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).

    - Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

    + Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

    + Kháng chiến toàn diện: do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế… nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

    + Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.

    + Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.

    Trả lời hay
    2 Trả lời 21/12/21
    • Bé Heo
      Bé Heo

      Mình thấy trong bài Giải bài tập sGK Lịch sử 12 bài 18 có đáp án ạ

      Trả lời hay
      1 Trả lời 21/12/21
      • Gấu Bông
        Gấu Bông

        - Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, được giải thích cụ thể trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh. Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

        - Kháng chiến toàn dân: Tất cả nhân dân đều tham gia đánh giặc, không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo... Mỗi người Việt Nam là một chiến sĩ. Góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp, huy động toàn thể dân tộc tham gia kháng chiến, cung cấp sức người, sức cửa phục vụ kháng chiến thì nhất định sẽ thành công.


        - Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao... Bởi lẽ, Pháp đánh Việt Nam không chỉ về mặt quân sự mà còn đánh trên nhiều lĩnh vực: chúng phá hoại kinh tế của ta, làm cho ta suy yếu về chính trị, thực hiện chính sách ngu dân, tìm cách cô lập ta với quốc tế... Mặt khác, ta vừa phải thực hiện kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng chế độ mới.

        - Kháng chiến trường kỳ: kháng chiến lâu dài, vì trên thực tế khi so sánh tương quan lực lượng, Pháp mạnh hơn ta rất nhiều, đó là một quân đội nhà nghề, có trang bị vũ khí hiện đại, lại có sự hậu thuẫn của các nước đế quốc. Âm mưu của Pháp là “đánh nhanh thắng nhanh” để kết thúc chiến tranh. Còn Việt Nam, quân đội mới được thành lập, còn non trẻ, vũ khí thô sơ. Nên buộc ta phải vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, nên ta phải tiến hành kháng chiến lâu dài, đợi đến khi mạnh hơn Pháp mới đánh bại được chúng.

        - Kháng chiến dựa vào sức mình là chính: nghĩa là, lấy sức người, sức của của toàn dân tộc để phục vụ kháng chiến, phát huy tiềm năng vốn có của cả dân tộc. Bên cạnh đó, cần tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế nhưng không được ỷ lại, phụ thuộc vào sự giúp đỡ đó.

        - Lấy sức ta mà giải phóng cho ta” là quan điểm xuyên suốt tiến trình cách mạng của nhân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là con đường duy nhất để tăng cường sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.

        0 Trả lời 21/12/21
        • Bé Gạo
          Bé Gạo

          Trong thời gian thực hiện hiệp định sơ bộ, Pháp bội ước và gửi tối hậu thư cho Việt Nam. Trước tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đã phát động phong trào cứu nước . Hồ Chí Minh đã phát động lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến .Trong lời kêu gọi kháng chiến cứu nước của Hồ Chí Minh nêu rõ và khẳng định không thể nhượng bộ Pháp, và phải đứng dậy đấu tranh.

          Kháng chiến toàn dân: đó là tất cả nhân dân trong nước Việt Nam không phân biệt gái trai, độ tuổi, tôn giáo, chngs ta là công dân Việt Nam đều có thể tham gia kháng chiến bảo về độc lập.

          Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên mọi mặt trận và lĩnh vực như kinh tế chính trị văn hóa ngoại giao… Kinh tế sẽ là mấu chốt.

          Kháng chiến trường kì: đó là kháng chiến trong lâu dài, so sánh lực lượng ta và địch thì kháng chiến lâu dài sẽ giúp ta có lợi hơn để củng cố lực lượng và làm cho địch hao mòn sức lực… dựa vào các diều kiện tự nhiên trong và ngoài nước để chớp thời cơ.

          Kháng chiến dựa vào sức mình là chính: nghĩa là, không nên quá phụ thuộc vào bên ngoài mà cần tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế nhưng không được ỷ lại, phụ thuộc vào sự giúp đỡ đó.

          Tuy nhiên tự lực dùng sức ta mà đấu tranh là yếu tố quan trọng giúp ta đấu tranh chống ngoại xâm.

          0 Trả lời 21/12/21

          Lịch Sử

          Xem thêm