Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh

Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa nên

Nước đá khô không nóng chảy mà thằng hòa nên được dùng để tạo môi trường lạnh được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất của cacbon Đioxit, cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan. Giúp bạn đọc vận dụng tốt vào giải các dạng câu hỏi bài tập. 

“Nước đá khô“ không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

A. CO rắn.

B. SO2 rắn.

C. H2O rắn.

D. CO2 rắn.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Nước đá khô là CO2 rắn

Đáp án D

Tính chất vật lý của CO2

Là chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí, tan không nhiều trong nước: Ở điều kiện thường, 1 lít nước hòa tan được 1 lít khí CO2.

Ở nhiệt độ thường, dưới áp suất 60 atm, khí CO2 sẽ hóa thành chất lỏng không màu, linh động.

Ở trạng thái rắn, CO2 tạo thành một khối trắng, gọi là “nước đá khô”, không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm.

CO2 gây hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. CO không khử được các oxit trong nhóm nào sau đây ?

A. Fe2O3, MgO

B. MgO, Al2O3

C. Fe2O3, CuO

D. ZnO, Fe2O3

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 2. Phản ứng nào sau đây được sử dụng để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm

A. CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl

B. nhiệt phân CaCO3 

C. C tác dụng với O2 ở nhiệt độ cao

D. CO  tác dụng với O2 ở nhiệt độ cao

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 3. Cho bốn chất rắn sau: KCl, K2CO3, CaCO3, BaSO4. Chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây có thể nhận biết được bốn chất rắn trên ?

A. H2O và CO2

B. H2O và NaOH

C. H2O và HCl

D. H2O và BaCl2

Xem đáp án
Đáp án C

Dùng H2O: Chia được làm 2 cặp chất: tan trong nước (NaCl; Na2CO3); không tan trong nước (CaCO3; BaSO4)

Dùng HCl: phân biệt được các chất trong 2 cặp chất: cặp 1: tạo khí là Na2CO3; cặp 2: kết tủa tan, tạo khí là CaCO3 còn không hiện tượng là BaSO4.

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O

Câu 4. Tính khử của cacbon thể hiện trong phản ứng nào sau đây ?

A. 2C + Ca → CaC2.

B. C + 2H2 → CH4.

C. C + CO2 → 2CO.

D. 3C + 4Al → Al4C3.

Xem đáp án
Đáp án C

--------------------------------- 

VnDoc đã gửi tới bạn Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại được VnDoc biên soạn. Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số tài liệu liên quan hữu ích trong quá trình học tập như: Giải bài tập Hóa 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12 ,....

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập môn Hóa Học miễn phí trên Facebook: Hóa Học không khó. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 4.041
Sắp xếp theo

Hóa 11 - Giải Hoá 11

Xem thêm