Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Sinh học Lớp 10

Phân biệt các cấu trúc bậc 1, 2, 3, 4 của các phân tử prôtêin

. Kể tên các loại liên kết hoá học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin.

2
2 Câu trả lời
  • Người Sắt
    Người Sắt

    * Phân biệt cấu trúc các bậc 1, 2, 3, 4 của các phân tử prôtêin:

    - Cấu trúc bậc 1: được hình thành do số lượng và trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

    - Cấu trúc bậc 2: là cấu hình của mạch pôlipeptit trong không gian được giữ vững nhờ các liên kết hiđrô giữa các nhóm peptit gần nhau. Cấu trúc bậc 2 có dạng xoắn alpha hoặc gấp nếp bêta.

    - Cấu trúc bậc 3: là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian 3 chiều, do xoắn bậc 2 cuộn xếp (đặc trưng cho mỗi loại prôtêin) tạo thành khối hình cầu.

    - Cấu trúc bậc 4: là khi prôtêin có 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit khác nhau phối hợp với nhau để tạo phức hợp prôtêin lớn hơn.

    * Các loại liên kết hoá học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin:

    - Liên kết peptit: là liên kết giữa nhóm COOH của một axit amin với nhóm NH2 của axit amin bên cạnh.

    - Liên kết hiđrô: là liên kết giữa các nhóm peptit gần nhau.

    0 Trả lời 01/11/21
    • Biết Tuốt
      Biết Tuốt

      Phân biệt cấu trúc không gian của phân tử prôtêin:

      - Cấu trúc bậc 1: được hình thành do số lượng và trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

      - Cấu trúc bậc 2: là cấu hình của mạch pôlipeptit trong không gian được giữ vững nhờ các liên kết hiđrô giữa các nhóm peptit gần nhau. Cấu trúc bậc 2 có dạng xoắn α hoặc gấp nếp β.


      - Cấu trúc bậc 3: là hình dạng của phân tử prôtêin trong không gian 3 chiều, do xoắn bậc 2 cuộn xếp (đặc trưng cho mỗi loại prôtêin) tạo thành khối hình cầu.

      - Cấu trúc bậc 4: là khi prôtêin có 2 hay nhiều chuỗi pôlipeptit khác nhau phối hợp với nhau để tạo phức hợp prôtêin lớn hơn.

      Các loại liên kết hoá học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin :

      - Liên kết peptit: là liên kết giữa nhóm -COOH của một axit amin với nhóm -NH2 của axit amin bên cạnh.

      - Liên kết hiđrô: là liên kết giữa các nhóm peptit gần nhau.

      0 Trả lời 01/11/21

      Sinh học

      Xem thêm