Phân biệt Oxide - Base - Acid - Muối
Phân biệt Oxide - Base - Acid - Muối được VnDoc biên soạn, là toàn bộ nội dung trọng tâm môn Khoa học tự nhiên 8, nằm trong phân môn Hóa học được tóm gọn đầy đủ nội dung. Giúp các bạn học sinh có thể phân biệt được oxide base, oxide acid, acid, muối, và base một cách chính xác, rõ ràng nhất cũng như là tiền đề giúp các bạn học Hóa tốt hơn ở các chương trình lớp tiếp theo.
Chuyên đề Oxide - Base - Acid - Muối lớp 8
I. Tài liệu theo chương trình Hóa học MỚI
- Đọc tên nguyên tố Danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC
- Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học lớp 7
- Bảng tuần hoàn Hóa học Tiếng Anh
- Cách đọc bảng tuần hoàn hóa học lớp 8
II. OXIDE BASE - OXIDE ACID
1. Định nghĩa oxide
Oxide là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen.
2. Phân loại oxide
Dựa vào thành phần nguyên tố, oxide có thể phân thành hai loại:
- Oxide kim loại được tạo thành từ phản ứng của kim loại với oxygen,
Ví dụ như phản ứng giữa Ba và O2 tạo ra BaO.
- Oxide phi kim được tạo thành từ phản ứng của phi kim với oxygen,
Ví dụ như phản ứng giữa C và O2 tạo ra CO2.
Dựa vào tính chất hoá học, oxide có thể phân thành bốn loại: oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính và oxide trung tính.
Tên gọi | Tính chất |
Oxide base | Là những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước Na2O, K2O, BaO, CaO, FeO, CuO, ... |
Oxide acid | Là những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước SO2, CO2, P2O5, SO3, .... |
Oxide lưỡng tính | Là những oxide tác dụng với dung dịch acid và dung dịch base tạo thành muối và nước Al2O3, ZnO, ... |
Oxide trung tính | Là những oxide không tạo muối NO, CO, .... |
3. Gọi tên Oxide
Quy tắc gọi tên oxide
- Với nguyên tố chỉ có một hoá trị, ta đặt tên nguyên tố trước oxide, ví dụ như Sine oxide (ZnO).
- Nguyên tố nhiều hoá trị: Tên nguyên tố (hoá trị của nguyên tố) + oxide
- Cách đặt tên oxide của phi kim nhiều hoá trị:
- (Tiền tố chỉ số nguyên tử của nguyên tố) Tên nguyên tố + (tiền tố chỉ số nguyên tử oxygen) oxide
- (Tiền tố mono là một, đi là hai, trẻ là ba, tetra là bốn)
3.1. Đối với oxide của kim loại
Tên kim loại + (hóa trị, đối với kim loại có nhiều hóa trị) + Oxide
Ví dụ:
KIM LOẠI | VÍ DỤ |
Iron (Fe) | FeO: iron (II) oxide |
Fe2O3: iron (III) oxide | |
Copper (Cu) | CuO: copper (II) oxide |
Chromium (Cr) | CrO: chromium (II) oxide |
Cr2O3:chromium (III) oxide |
3.2. Đối với oxide của phi kim
Cách 1: Tên phi kim + (hóa trị) + oxide
Cách 2: Số nguyên tử phi kim (tiền tố) + tên nguyên tố + số oxygen (tiền tố) + oxide
Số | Tiền tố |
1 | Mono |
2 | Di |
3 | Tri |
4 | Tetra |
5 | Penta |
Ví dụ:
CÔNG THỨC HÓA HỌC | TÊN GỌI |
CO | carbon (II) oxide hay carbon monoxide |
CO2 | carbon (IV) oxide hay carbon dioxide |
SO2 | sulfur (IV) oxide hay sulfur dioxide |
SO3 | sulfur (VI) oxide hay sulfur trioxide |
N2O | Nitrogen (I) oxide |
N2O5 | Dinitrogen pentoxide |
NO2 | Nitrogen dioxide |
P2O5 | phosphorus (V) oxide hay diphosphorus pentoxide |
SiO2 | Silicon dioxide |
III. ACID – BASE- MUỐI
1. ACID
1.1. Định nghĩa acid
Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.
Gốc acid trong các acid sau là: H (Hydrogen), H2SO4 (Sulfuric acid), HCl (Hydrochloric acid), HNO3 (Nitric acid).
1.2. Gọi tên acid
- Hoá trị gốc acid bằng số nguyên tử Hiđro liên kết với gốc acid trong acid đó.
- Gốc acid không chứa Oxygen → đuôi ide
- Gốc acid chứa oxygen, hóa trị thấp → đuôi ite
- Gốc acid chứa oxygen, hóa trị cao → đuôi ate
MỘT SỐ ACID VÔ CƠ CẦN NHỚ
Công thức hóa học | Tên gọi | Loại acid | Gốc acid | Tên gốc |
HCl | hydrochloric acid |
Gốc acid không chứa oxygen | - Cl | -chloride |
HBr | hydrobromic acid | - Br | -bromide | |
H2S | hydrosulfuric acid | = S | -sulfide | |
- HS | -hydrogen sulfide | |||
HNO2 | nitrous acid | acid có oxygen, hóa trị thấp | - NO2 | -nitrite |
HNO3 | nitric acid | Gốc acid chứa oxygen, hóa trị cao | - NO3 | -nitrate |
H2SO3 | sulfurous acid | acid có oxygen, hóa trị thấp | = SO3 | -sulfite |
- HSO3 | -hydrogen sulfite | |||
H2SO4 | sulfuric acid | Gốc acid chứa oxygen, hóa trị cao | = SO4 | -sulfate |
- HSO4 | - hydrogen sulfate | |||
H3PO4 | phosphoric acid | Gốc acid chứa oxygen, hóa trị cao | - H2PO4 | -dihydrogen phosphate |
= HPO4 | -hydrogen phosphate | |||
≡ PO4 | -phosphate | |||
H2CO3 | carbonic acid | Gốc acid chứa oxygen, hóa trị cao | = CO3 | -carbonate |
- HCO3 | -hydrogen carbonate -bicarbonate |
B. BASE
1. Định nghĩa
Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.
Hầu hết các hydroxide của kim loại là các base.
M(OH)n
M: Kim loại
n: hóa trị của kim loại
2.Tên gọi base
Quy tắc gọi tên các base như sau:
Tên kim loại (kèm hoá trị đối với kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide
Ví dụ: Fe(OH)2,: iron(II) hydroxide;
Fe(OH)3: iron(III) hydroxide.
3. Phân loại
Base tan được trong nước gọi là kiềm: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2...
Base không tan trong nước: Cu(OH)2, Fe(OH)3
C. MUỐI
1. Định nghĩa
Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiêu gốc acid
2. Tên gọi và phân loại muối
Tên muối = Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hoá trị như Fe, Cu) + tên gốc acid
- Cách đọc tên một số muối:
Kim Ioại | Gốc acid | CTHH muối | Tên gọi | Phân loại muối |
Na (I) | - Cl | NaCl | Sodium chloride | Muối trung hòa |
= SO4 | Na2SO4 | sodium sulfate | Muối trung hòa | |
- NO3 | NaNO3 | sodium nitrate | Muối trung hòa | |
- HCO3 | NaHCO3 | sodium hydrogen carbonate hay sodium bicarbonate | Muối acid | |
= SO3 | Na2SO3 | sodium sulfite | Muối trung hòa | |
K(I) |
= SO4 | K2SO4 | Potassium sulfate | Muối trung hòa |
Fe(II) | FeSO4 | iron (II) sulfate | Muối trung hòa | |
Fe(III) | Fe2(SO4)3 | iron (III) sulfate | Muối trung hòa | |
Al(III) | Al2(SO4)3 | Aluminium sulfate | Muối trung hòa | |
Cu(II) | CuSO4 | copper (II) sulfate | Muối trung hòa | |
Ba(II) | BaSO4 | barium sulfate | Muối trung hòa | |
Ca (II) | = HPO4 | CaHPO4 | Calcium hydrogen phosphate | Muối acid |
- Cl | CaCl2 | Calcium chloride | Muối trung hòa | |
- H2PO4 | Ca(H2PO4)2 | Calcium dihydrogen phosphate | Muối acid | |
≡PO4 | Ca3(PO4)2 | Calcium phosphate | Muối trung hòa | |
- NO3 | Ca(NO3)2 | Calcium nitrate | Muối trung hòa | |
Ba(II) |
- Cl | BaCl2 | - barium chloride | Muối trung hòa |
Cu(II) | CuCl2 | - copper (II) chloride | Muối trung hòa | |
Al(III) | AlCl3 | - Aluminium chloride | Muối trung hòa | |
Fe(II) | FeCl2 | - iron (II) chloride | Muối trung hòa | |
Fe(III) | FeCl3 | - iron (III) chloride | Muối trung hòa | |
Mg(II) | MgCl2 | - magnesium chloride | Muối trung hòa |
IV. CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
Các hợp chất vô cơ được VnDoc biên soạn chi tiết về các loại hợp chất vô được học về tính chất hóa học, phân loại cách gọi tên tại:
V. BÀI TẬP VẬN DỤNG
>> Mời các bạn tham khảo một số tài liệu mới nhất do VnDoc biên soạn:
- Bộ đề thi hóa 8 giữa học kì 2 năm học 2021 - 2022 Có đáp án
- Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm học 2021 - 2022 Đề 1
- Các dạng bài tập Hóa 8 đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao
- Tổng hợp công thức Hóa học 8 cần nhớ
- Các bài tập về lượng chất dư Hóa học 8
- Bài tập ôn hè môn Hóa học lớp 8 lên lớp 9
- Tóm tắt kiến thức Hóa học 8