Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao Tuần 16 Đề 2
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao - Tuần 16 - Đề 2 là phiếu bài tập được soạn nhằm giúp các em HS rèn luyện, củng cố các kiến thức và kĩ năng được học ở lớp trong tuần vừa qua.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 3 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 3.
Tham khảo:
- Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 - Đề 1
- Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 - Đề 2
- Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 - Đề 3
- Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 - Đề 4
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao - Tuần 16 - Đề 2 được soạn gồm phần đề thi đủ 4 nội dung: đọc hiểu, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn và đáp án chi tiết, bám sát chương trình học của môn Tiếng Việt lớp 3.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao - Tuần 16 - Đề 2
Phần 1. Đọc hiểu
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước. Sông nước ở đây nhiều đến nỗi mở mắt ra là thấy sông, bước nửa bước là chạm nước, quanh đi quẩn lại là mênh mông một biển trời. Thuở đó khác với bây giờ, không có đường sá, xe cộ, cũng không có những chiếc cầu bê tông kiên cố, những gì có thời đó chỉ là những chiếc cầu khỉ lắc lư, những chiếc xuồng ba lá bé tẻo teo và những con đò đầy ắp hành khách.
Hồi nhỏ tôi về quê ngoại thường xuyên lắm. Nhà tôi ở huyện Trần Văn Thời, còn nhà ngoại tôi ở huyện Đầm Dơi, một khoảng cách khá xa so với điều kiện thời đó. Hồi đó không có điện thoại liên lạc như bây giờ, nên hầu như nếu không phải về quê vì đám giỗ, thì những lần về quê khác đều là “bất ngờ” đối với ngoại.
(trích Đường về quê ngoại)
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1. Đặc điểm của vùng sông nước được miêu tả trong bài văn là gì?
A. Mở mắt ra là thấy sông, bước nửa bước là chạm nước
B. Đi mãi mới nhìn thấy những con kênh nhỏ xíu
C. Cả làng chỉ có một con sông duy nhất, to lớn vô cùng
2. Quê ngoại trong quá khứ của tác giả, khác gì so với bây giờ?
A. Đi đâu cũng thấy đường sá, xe cộ và những chiếc cầu bê tông kiên cố
B. Không có đường sá, xe cộ, cũng không có những chiếc cầu bê tông kiên cố
C. Thỉnh thoảng mới thấy vài chiếc xe lớn, cùng vài chiếc cầu bê tông kiên cố
3. Chi tiết nào sau đây không dùng để miêu tả phương tiện, biện pháp di chuyển của người dân vùng quê ngoại tác giả ngày xưa?
A. Những chiếc cầu khỉ
B. Những chiếc xuồng ba lá
C. Những chiếc tàu thủy khổng lồ
4. Vì sao những lần tác giả cùng mẹ về quê (không phải vào đám giỗ) lại là điều bất ngờ với bà ngoại?
A. Vì mẹ dấu, không nói cho bà ngoại để tạo bất ngờ
B. Vì không có điện thoại để gọi thông báo trước như bây giờ
C. Vì việc về thăm bà ngoại là điều bất ngờ, đến mẹ cũng không nghĩ tới
Câu 2. Em hãy tìm các chi tiết trong bài văn trên để điền vào bảng sau:
Quê ngoại trong quá khứ | Quê ngoại ở hiện tại |
….………………………………………………… ….………………………………………………… ….………………………………………………… | ….………………………………………………… ….………………………………………………… ….………………………………………………… |
Câu 3. Em có thích những thay đổi của quê ngoại được miêu tả trong bài văn trên không? Vì sao?
….……………………………………………………
….……………………………………………………
….……………………………………………………
….……………………………………………………
Phần 2. Tự luận
Câu 1. Chính tả
1. Nghe - viết
Thuở đó khác với bây giờ, không có đường sá, xe cộ, cũng không có những chiếc cầu bê tông kiên cố, những gì có thời đó chỉ là những chiếc cầu khỉ lắc lư, những chiếc xuồng ba lá bé tẻo teo và những con đò đầy ắp hành khách.
2. Bài tập
a. Điền vào chỗ trống các tiếng bắt đầu bằng âm tr:
Đêm …………..….………… thu, bé và các bạn cùng nhau rước đèn. Bạn Mi có chiếc đèn lồng hình …………..….…………, giống hệt như ông …………..….………… ở trên cao. Ai nhìn cũng mê tít.
b. Điền vào chỗ trống các tiếng bắt đầu bằng âm ch:
Hôm nay ở lớp, cô giáo kể cho …………..….………… em nghe về sự tích Bánh …………..….…………, bánh giầy. Câu …………..….………… vô cùng hấp dẫn. Cả lớp im lặng, say sưa nghe cô kể. Đến lúc trống đánh tan học, mọi người vẫn cố …………..….………… cô kể xong rồi mới đi về.
Câu 2. Tập làm văn
Quan sát bức ảnh dưới đây. Sau đó, viết một đoạn văn (từ 10 đến 15 câu) miêu tả khung cảnh mà em quan sát được. Trong đó, có sử dụng ít nhất một hình ảnh so sánh.
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
….…………………………………………………………………………
Đáp án bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3 nâng cao - Tuần 16 - Đề 2
Phần 1. Đọc hiểu
Câu 1.
1. A
2. B
3. C
4. B
Câu 2.
Quê ngoại trong quá khứ | Quê ngoại ở hiện tại |
Có những chiếc cầu khỉ lắc lư, những chiếc xuồng ba lá bé tẻo teo và những con đò đầy ắp hành khách | Có nhiều đường sá, xe cộ và có những chiếc cầu bê tông kiên cố |
Câu 3.
Hs có thể trả lời theo nhiều hướng khác nhau. Gợi ý:
- Cách 1: Em không thích những thay đổi đó. Vì em rất yêu thích những vẻ đẹp giản dị, bình yên và mộc mạc của làng quê ngày xưa.
- Cách 2: Em rất thích sự thay đổi của làng quê ngày càng hiện đại hơn. Vì như vậy chứng tỏ làng quê đang thay đổi, người dân sẽ có cuộc sống tiện nghi, hiện đại hơn.
- Cách 3: Em vừa thích lại vừa không thích. Thích vì cuộc sống của người dân giờ đây đã tiện lợi và thoải mái hơn ngày xưa. Không thích vì làng quê đang mất dần đi vẻ đẹp bình dị vốn có của nó, khiến em vô cùng tiếc nuối.
Phần 2. Tự luận
Câu 1.
1. Nghe - viết
- Yêu cầu:
- HS chép đúng, đủ chữ, không thiếu hay sai lỗi chính tả
- HS trình bày sạch đẹp, cẩn thận
2. Bài tập
a.
Đêm trung thu, bé và các bạn cùng nhau rước đèn. Bạn Mi có chiếc đèn lồng hình tròn, giống hệt như ông trăng ở trên cao. Ai nhìn cũng mê tít.
b.
Hôm nay ở lớp, cô giáo kể cho chúng em nghe về sự tích Bánh chưng, bánh giầy. Câu chuyện vô cùng hấp dẫn. Cả lớp im lặng, say sưa nghe cô kể. Đến lúc trống đánh tan học, mọi người vẫn cố chờ cô kể xong rồi mới đi về.
Câu 2.
Gợi ý nội dung:
- Bức ảnh khắc họa hình ảnh gì? Thường thấy ở vùng nông thôn hay thành thị?
- Trọng tâm của bức ảnh là ruộng lúa chín. Miêu tả những đặc điểm về ruộng lúa mà em quan sát được (màu sắc, độ rộng lớn…)
- Ở giữa bức ảnh, là hình ảnh con đường nhựa bằng phẳng trải dài với nhiều xe ô tô di chuyển - đây là dấu hiệu của sự phát triển, đô thị hóa ở nông thôn.
- Nhưng vẫn còn những hàng cây xanh mát rợp bóng ven đường - tuy đô thi hóa nhưng vẫn giữ gìn được vẻ đẹp vốn có.
- Những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho hình ảnh đó.
--------------------------------------------------
Ngoài tài liệu Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Nâng cao - Tuần 16 - Đề 2 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm môn Tiếng Việt lớp 3 đầy đủ để học tốt Tiếng Việt hơn. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.