Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 30

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 30 bao gồm chi tiết các bài tập về đọc hiểu và bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn giúp các em học sinh ôn tập và rèn luyện các dạng bài tập chính tả, tập làm văn chuẩn bị cho các bài thi học kỳ đạt kết quả cao.

Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 30

I – Bài tập về đọc hiểu

Bảo tàng Dân tộc học

Bảo tàng Dân tộc học(1) Việt Nam giữa Thủ đô Hà Nội là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em. Khu nhà hai tầng có hình dáng như chiếc trống đồng khổng lồ. Đây là nơi trưng bày những bộ sưu tập về từng dân tộc như Thái, Hmông, Ê-đê, Chăm, Khmer,…

Đến đây, ta có thể thấy những đồ vật rất gần gũi với đời sống hằng ngày của csac dân tộc. Đây là những con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn. Đây là căn nhà sàn người Thái thấp thoáng những cô gái cồng chiêng, giáo mác cổ kính. Những bức tượng nhà mồ nổi bật nét đặc sắc cảu các dân tộc Tây Nguyên.

Ngồi trong bảo tàng, ta có thể xem những cuốn phim về lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông hay đám ma của người Mường.. Đi thăm khắp bảo tàng, ta cảm thấy như được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung – ngôi nhà của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.

(Theo Hương Thủy)

(1) Dân tộc học: khoa học nghiên cứu về các dân tộc

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Khu nhà bảo tàng Dân tộc Việt Nam có hình dáng như vật gì?

a- Như chiếc chiêng đồng khổng lồ

b- Như chiếc đàn bầu khổng lồ

c- Như chiếc trống đồng khổng lồ

2. Bảo tàng có những đồ vật nào rất gần với đời sống hằng ngày của các dân tộc?

a- Con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn

b- Con dao, cái gùi, chiếc khố, cồng chiêng, giáo mác

c- Con dao, cái gùi, chiếc khố, giáo mác, tượng nhà mồ

3. Trong bảo tàng, ta có thể được xem những cuốn phim về chuyện gì?

a- Lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh cô gái Thái ngồi dệt thổ cẩm, đám ma của người Mường,…

b- Lễ hội đâm trâu cảu người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông, đám ma của người Mường,…

c- Cô gái Thái ngồi dệt vải thổ cẩm, cảnh chơi xuân của người Hmông, đám ma của người Mường,…

4. Đi thăm khắp bảo tàng, mọi người cảm thấy được điều gì?

a- Được sống trong không khí sum vầy, đầm ấm của ngôi nhà chung của các dân tộc anh em

b- Được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của ngôi nhà chung của các dân tộc anh em

c- Được sống trong không khí vui vẻ, đông đúc của ngôi nhà chung của các dân tộc anh em

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:

Mưa như chút nước,lũ chên nguồn chàn về, trảy ầm ầm như thác đổ.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Điền vào chỗ trống vần êt hoặc êch rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả:

Bé Nhàn rất ngờ ngh…., nghe ai nói cũng ngh…. mặt ra vì không hiểu.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

2. Trả lời câu hỏi:

a) Con chim bay bằng gì?

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Phòng học của trường em được làm bằng gì?

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

3. Chọn dấu câu thích hợp để điền vào chỗ chấm:

a) Cả lớp reo lên … “A, cô giáo đã đến!”.

b) Lớp 3A có ba bạn đoạt giải Nhất cuộc thi Viết chữ đẹp do nhà trường tổ chức … Nguyễn Hoàng Quân,Lê Thị Thu Hoài, Trần Mai Thanh Thủy.

4.Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu)cho một bạn học sinh được nói đến trong bài tập đọc “Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua” (Mô-ni-ca hoặc Giét-xi-ca)để làm quen và bày tỏ tình thân ái

Gợi ý nội dung:

a) Tự giới thiệu về bản thân (VD:họ tên, bao nhiêu tuổi, học lớp mấy, trường nào ở nước Việt Nam). Nêu lí do viết thư cho bạn (VD:học bài tập đọc Gặp gỡ ở Lúc –xăm-bua trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3, được biết tình cảm đẹp đẽ của bạn dành cho thiếu nhi Việt Nam…)

b) Hỏi thăm bạn (về cuộc sống, học tập, sinh hoạt, vui chơi…) , bày tỏ tình cảm của em đối với bạn

c) Lời chúc và hứa hẹn với bạn

……….,ngày……tháng……năm………….

…………………………………

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

Đáp án Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 30

I.

1. Khu nhà bảo tàng Dân tộc Việt Nam có hình dáng như vật gì?

c- Như chiếc trống đồng khổng lồ

2. Bảo tàng có những đồ vật nào rất gần với đời sống hằng ngày của các dân tộc?

a- Con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn

3. Trong bảo tàng, ta có thể được xem những cuốn phim về chuyện gì?

b- Lễ hội đâm trâu cảu người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông, đám ma của người Mường,…

4. Đi thăm khắp bảo tàng, mọi người cảm thấy được điều gì?

b- Được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của ngôi nhà chung của các dân tộc anh em

II.

1. a) Mưa như trút nước, lũ trên nguồn tràn về, chảy ầm ầm như thác đổ.

b) Bé Ngàn rất ngờ nghệch, nghe ai nói cũng nghệt mặt ra vì không hiểu.

2. a) Con chim bay bằng đôi cánh.

b) Phòng học của trường em được làm bằng gạch (hoặc: bằng gỗ, bằng đất nện, bằng tre nứa...)

3. a) Cả lớp reo lên: "A, cô giáo đã đến!"

b) Lớp 3A có ba bạn đoạt giải Nhất cuộc thi Viết chữ đẹp do nhà trường tổ chức: Nguyễn Hoàng Quân, Lê Thị Thu Hoài, Trần Mai Thanh Thuý.

4. VD:

Hải Phòng, ngày 10 tháng 3 năm 2013

Bạn Mô-ni-ca thân mến!

Tôi là Vũ Thị Lan Phương, học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Ngô Quyền, Hải Phòng - một thành phố ven biển của nước Việt Nam. Sau khi học bài tập đọc Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua trong sách Tiếng Việt lớp 3, tôi biêys được tình cảm đẹp đẽ của bạn dành cho thiếu nhi Việt Nam. Tôi viết thư này mong được làm quen với bạn và bày tỏ tình cảm thân ái của thiếu nhi hai nước chúng ta.

Tuy chúng ta ở xa nhau nhưng tôi vẫn muốn biết bạn đang được học tập và vui chơi trên đất nước Lúc-xăm-bua xinh đẹp như thế nào. Tôi cũng muốn bạn cho biết: Các bạn học sinh tiểu học ở Lúc-xăm-bua đang học những môn gì, thiếu nhi Lúc-xăm-bua thích những bài hát nào và những trò chơi gì... Chắc cô giáo của bạn rất yêu quý đất nước và con người Việt Nam nên đã giúp các bạn hiếu biết rất nhiều về con người và đất nước chúng tôi. Tôi rất mong một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp nhau trên đất nước Việt Nam hay đất nước Lúc-xăm-bua để thắt chặt thêm tình cảm đẹp đẽ giữa thiếu nhi hai nước chúng ta. Ngày gặp gỡ đó chắc chắn sẽ rất vui, phải không Mô-ni-ca?

Chúc bạn học giỏi, chăm ngoan, thực hiện được những ước mơ tươi đẹp mà bạn hằng mong muốn. Hẹn gặp bạn một ngày gần nhất.

Người dân Việt Nam

Vũ Thị Lan Phương

Bài tập tự luyện môn Tiếng Việt lớp 3 tuần 30

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Chuyện của loài kiến

Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.

Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị chết, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo:

- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.

Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:

- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.

Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.

Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.

(Theo Truyện cổ dân tộc Chăm)

1. Khi xưa, loài kiến sống như thế nào? (0.5 điểm)

A. Sống theo đàn

B. Sống theo nhóm

C. Sống phân chia theo cấp bậc

D. Sống lẻ một mình

2. Việc sống đơn lẻ của loài kiến đã dẫn tới kết quả gì? (0.5 điểm)

A. Nội bộ loài kiến thường xuyên cãi cọ, mất đoàn kết.

B. Những chú kiến bé thường bị loài thú bắt nạt

C. Các chú kiến tự mình lao động và giàu lên trông thấy

D. Loài kiến rơi vào tình trạng chết dần chết mòn

3. Trước việc giống nòi của mình đang chết dần chết mòn, kiến đỏ đã đưa ra những ý kiến gì? (0.5 điểm)

A. Yêu cầu những chú kiến còn sống phải nghe lời mình, tôn mình làm thủ lĩnh.

B. Tập hợp những chú kiến còn sống về ở chung với nhau.

C. Đề nghị mọi người đào hang dưới đất làm nhà.

D. Đề nghị mọi người chú ý rèn luyện sức khoẻ không để bị loài nào bắt nạt nữa

4. Để thuyết phục mọi người, kiến đỏ đã đưa ra những lí lẽ gì? Em hãy nối cột A với cột B cho phù hợp để được ý kiến và lý giải tương ứng của kiến đỏ. (0.5 điểm)

A

B

1. Tập hợp về ở chung

a. loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi trà, đào hang dưới đất sẽ an toàn hơn.

2. Đào hang dưới đất làm tổ

b. loài ta sức yếu, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh

5. Trước ý kiến của kiến đỏ, những con kiến khác có phản ứng như thế nào? (0.5 điểm)

A. Phản đối và không phục.

B. Tuy không cho là phải nhưng vẫn nghe lời kiến đỏ vì không còn cách nào khác

C. Cho rằng kiến đỏ nói phải nên cùng nhau đoàn kết làm theo

D. Cho rằng kiến đỏ là kẻ hống hách, tự cao cần phải tiêu diệt.

6. Hãy sắp xếp các ý sau đây để được thứ tự các công việc mà đàn kiến đã làm? (0.5 điểm)

a) Tha hạt cây, hạt cỏ về để dành đồ ăn

b) Những con kiến bé nhỏ tập hợp thành đàn

c) Con khoét đất, con tha đất đi bỏ, chung sức đào hang

7. Nhờ đoàn kết tập hợp thành đàn, cùng nhau làm tổ, cùng nhau dự trữ đồ ăn, kết cục của họ hàng nhà kiến ra sao? (0.5 điểm)

A. Họ hàng nhà kiến giàu lên trông thấy, con nào cũng béo múp.

B. Chúng lại xảy ra tranh cãi xem con nào mới xứng đáng làm thủ lĩnh.

C. Chúng chết dần chết mòn vì tranh nhau đồ ăn dự trữ

D. Họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, họ sống hiền lành, chăm chỉ và không để ai bắt nạt.

8. Câu “Đàn kiến đông đúc.” thuộc mẫu câu nào em đã được học. (0.5 điểm)

A. Câu kể Ai thế nào?

B. Câu kể Ai làm gì?

C. Câu kể Ai là gì?

D. Câu đã cho không phải là câu kể.

9. Chuyện của loài kiến cho em bài học gì? (1 điểm)

10. Hãy lựa chọn đáp án thích hợp để hoàn chỉnh những câu có sử dụng biện pháp so sánh sau (1 điểm)

a. Dải mây trắng, mỏng, mềm mại như ..........

b. Cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực trông như ...........

c. Mặt biển buổi sáng trong xanh như ...

d. Ông mặt trời nhô lên khỏi mặt biển đỏ rực giống như .........

Trên đây là Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3: Tuần 30, các em có thể tham khảo thêm toàn bộ Bài tập cuối tuần lớp 3 cả năm bao gồm các dạng bài tập 2 môn Toán và Tiếng Việt theo từng tuần cụ thể giúp các thầy cô ra bài tập cuối tuần cho các em học sinh ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức cho mỗi tuần học.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt - Kết nối

    Xem thêm