Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

So sánh phân hóa học và phân hữu cơ

SỰ KHÁC NHAU GIỮA PHÂN HÓA HỌC VÀ HỮU CƠ

So sánh phân hóa học và phân hữu cơ được VnDoc biên soạn giúp các bạn so sánh phân biệt giữa phân bón hóa học và phân hữu cơ, xem có điểm gì giống và khác nhau, dựa trên các tiêu chí đánh giá. Hy vọng với tài liệu này có thể giúp ích cho bạn đọc.

I. Điểm giống nhau giữa phân vô cơ và phân hữu cơ

Đều chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cây trồng.

Giúp nâng cao năng suất, sản lượng thu hoạch.

Có thể sử dụng để bón lót, bón thúc, phun trực tiếp lên lá.

Khi lạm dụng bừa bãi đều có nguy cơ gây ảnh hưởng đến cây trồng, môi trường xunh quanh.

II. Điểm khác nhau giữa phân vô cơ và phân hữu cơ

Đặc điểmPhân Hóa họcPhân Hữu cơ
Nguồn gốcĐa phần từ tổng hoặc đã trải qua quá trình chế biến thay đổi cấu tạo, thành phần.Từ thiên nhiên, được xử lý cơ bản không làm thay đổi tính chất.
Thành phầnCác hợp chất vô cơ từ tự nhiên hoặc tổng hợp: N, P, K, Ca, Mg…Các hợp chất hữu cơ: Humic, Fulvic, acid amin, đường mía,…(C, H, O, N hữu cơ)
Phân loại

Theo nhu cầu:

+ Đa lượng: Cây cần nhiều .

Trung lượng: Cây cần khá nhiều.

Vi lượng: Cây cần ít.

Theo thành phần:

Phân đơn: chứa 1 nguyên tố đa lượng (ure, KCl..)

Phân phức hợp: chứa nhiều nguyên tố đa lượng (NPK, DAP,…)

Nguồn gốc: phân chuồng, phân rác, phân xanh, phân bắc…

Thành phần: Phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân sinh học, phân vi sinh…

Tác động lên cây trồng

Cây hấp thu nhanh.Hiệu quả tức thời.

Biểu hiện ngay trên cây trồng, nhanh mất tác dụng.

Cách sử dụng đa dạng (bón, phun, tiêm, quét,…)

Cây sử dụng từ từ.Hiệu quả chậm, lâu dài.

Biểu hiện chậm nhưng bền vũng

Sử dụng chủ yếu bón gốc, số ít phun qua lá.

Tác động lên môi trường

Giảm lượng vi sinh có trong đất.Giảm pH.

Đất bạc màu khi sử dụng lâu dài.

Ngộ độc cho cây khi quá liều.

Ô nhiễm nguồn nước.

Gây hiệu ứng nhà kính do khí thải.

Tăng cường hệ vi sinh cho đất.Ổn định pH.

Đất phì nhiêu màu mỡ.

Sử dụng càng nhiều càng có lợi.

Không gây ô nhiễm nếu được xử lý trước khi bón.

Giảm tác động xấu đến môi trường.

Ưu điểm

Sử dụng nhanh, hiệu quả tức thời. Dễ sử dụng, không tốn thời gian.

Cây dễ sử dụng, nhiều cách cung cấp.

Hiệu quả lâu dài, bền vững.Không tác động xấu môi trường.

Tận dụng được phụ phế phẩm trong sản xuất.

Chi phí canh tác giảm, chất lượng nông sản tăng.

Giá thành cạnh tranh, thị trường mở rộng.

Nhược điểm

Giá thành cao. Ô nhiễm môi trường.

Thoái hóa đất.

Nông sản khó thâm nhập thị trường khó tính.

Thời gian sử dụng lâu.Tốn công đoạn xử lý (ủ, khử mùi, trộn,…) Mang mầm bệnh nếu xử lý không kỹ.

III. Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. supephotphat kép cố độ dinh dưỡng thấp hơn supephotphat đơn.

B. Nitơ và photpho là hai nguyên tố không thể thiếu cho sự sống.

C. Tất cả các muối nitrat đều bị nhiệt phân hủy.

D. Tất cả các muối đihiđrophotphat đều rễ tan trong nước.

Xem đáp án
Đáp án A

Phát biểu không đúng: supephotphat kép có độ dinh dưỡng thấp hơn supephotphat đơn.

Câu 2. Dãy gồm các phân bón hóa học đơn là

A. KCl, NH4Cl, (NH4)2SO4 và Ca(H2PO4)2

B. KCl, KNO3, Ca3(PO4)2 và Ca(H2PO4)2

C. K2SO4, NH4NO3, (NH4)3PO4 và Ca(H2PO4)2

D. KNO3, NH4Cl, (NH4)3PO4 và Ca(H2PO4)2

Xem đáp án
Đáp án A

Phân bón đơn là phân bón chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm (N), lân (P), Kali (K).

Phân đạm: Gồm Urê CO(NH2)2 chứa 46%N,

Amoni nitrat NH4NO3 chứa 35%N,

Amoni sunfat (NH4)2SO4 chứa 21%N.

Phân lân:

+ Gồm photphat tự nhiên là phân lân chưa qua chế biến có công thức hóa học là Ca3(PO4)2.

Câu 3. Cách nào sau đây không tạo ra phân bón kép

A. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học tạo ra KNO3

B. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học tạo ra (NH4)2HPO4

C. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học tạo ra (NH4)2SO4

D. Trộn hỗn hợp NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl

Xem đáp án
Đáp án A

Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học tạo ra KNO3

Phân bón dạng kép là phân bón chứa hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng N, P, K.

KNO3 (kali nitrat) có chứa 2 nguyên tố K, N.

Câu 4. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về phân bón kép

A. Phân bón kép có chứa hai hoặc cả ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K

B. Phân NPK là hỗn hợp các muối NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl

C. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học như KNO3 (kali và đạm), (NH4)2HPO4 (đạm và lân)

D. Phân bón kép có chứa 2 nguyên tố dinh dưỡng

Xem đáp án
Đáp án C

Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học như KNO3 (kali và đạm), (NH4)2HPO4 (đạm và lân)

Câu 5. Cho 3 mẫu phân bón: phân kali (KCl), phân đạm (NH4NO3) và phân lân [Ca(H2PO4)2]. Thuốc thử có thể dùng để nhận ra 3 mẫu phân bón trên là:

A. dung dịch HCl

B. Dung dịch Ca(OH)2

C. Dung dịch Na2CO3

D. Dung dịch NaHCO3

Xem đáp án
Đáp án B 

Câu 6. Phân đạm cung cấp nguyên tố N cho cây trồng, giúp cây trồng phát triển mạnh . Đạm urê được sử dụng rộng rãi do có những ưu điểm vượt trội như: dễ tan trong nước, hàm lượng N cao,… Công thức hóa học của đạm urê là:

A. NH4NO3

B. NH4Cl

C. CO(NH2)2

D. (NH4)3PO4

Xem đáp án
Đáp án C

------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn So sánh phân hóa học và phân hữu cơ Hóa học 11. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm