Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn lớp 6 - Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 6 có đáp án

Đề kiểm tra 15 phút môn Ngữ Văn lớp 6 - Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt bao gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập và củng cố thêm kiến thức được học về bài đọc trong chương trình Ngữ văn 6. Sau đây mời các em tham khảo làm bài.

Mời các bạn tham khảo thêm các đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 sau:

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • 1. Bức thư em gửi bạn thuộc kiểu văn bản nào?
  • 2. "Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo ở bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân !".Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh." (Sự tích Hồ Gươm, Ngữ văn 6, tập 1) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
  • 3. Tại sao lại khẳng định câu ca dao sau đây là một văn bản ? "Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày mẹ thức đủ cả năm"
  • 4. Đoạn văn sau viết theo phương thức biểu đạt nào ? Anh đã sống đúng theo kiểu năng động, chuyển động không ngừng trong tuổi trẻ của mình, nhưng những "chân lí" của anh không phải bồng bột : mong ước được trọng dụng thì trước hết hãy tự rèn luyện mình là người có năng lực. Lời khuyên của ngài Lí Quang Diệu "phải biết suy nghĩ dài hạn" luôn khắc sâu trong tâm trí anh như là một định hướng khi anh cân nhắc lựa chọn, quyết định những việc quan trọng trong cuộc đời mình.
  • 5. Đoạn văn sau sử dụng phương thức biểu đạt nào : "Ngày xưa, ở vùng Bắc Cạn, mỗi năm dân làng Năm Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Gia. Dân chúng khắp miền mạn ngược tề tựu lại rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh cùi đến làng dự lễ. Quần áo bà rách rưới, tả tơi, người bà bốc mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xa. Bà lão hủi này đến nhà nào xin ăn, đều bị xua đuổi, mắng nhiếc. Người ta sợ lây bệnh cùi hủi." (Sự tích Hồ Ba Bể)
  • 6. “Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.” (Trích Thánh Gióng, Ngữ văn 6, tập 1) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
  • 7. "Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng, trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà, bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy". (Trích Thánh Gióng, Ngữ văn 6, tập 1) Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?
  • 8. Đoạn văn sau viết theo phương thức biểu đạt nào ? Căn bệnh thiếu khiêm tốn vừa là căn bệnh trẻ, lại vừa là căn bệnh già. Không ít các "đại gia" sau nhiều năm làm việc, trở thành những lão làng trong ngành mình, đã không còn muốn nối chí người xưa trong việc giữ gìn đức khiêm cung. Họ ráo riết đòi hỏi những phong tặng cao hơn cả sự đóng góp của bản thân. Họ hăng hái xây quá sớm cho mình những ngôi sinh từ, họ không đủ trung thực để ngăn cản những học trò và những kẻ xu nịnh viết quá sớm cho họ những bài văn tế sống. [...]
  • 9. Nhận định nào dưới đây nêu đúng nhất về chức năng của văn bản?
  • 10. Truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy thuộc kiểu văn bản nào?
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
21 4.489
Sắp xếp theo

    Đề kiểm tra 15 môn Ngữ văn lớp 6

    Xem thêm