Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 11 trường THPT Nguyễn Trãi, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 11 trường THPT Nguyễn Trãi, Ninh Thuận năm học 2015 - 2016, là tài liệu tham khảo chất lượng được chúng tôi sưu tầm, giúp các bạn học sinh thuận tiện hơn trong quá trình ôn tập và củng cố lại kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới.

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Long An năm học 2015 - 2016

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm
  • I. Phần đọc - hiểu

    Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau đây:

    ''Đám cứ đi...
    Kèn Ta, kèn tây, kèn Tầu, lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, xong sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. Trong mấy trăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Ðoan vân vân... Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma".

    (Trích Hạnh phúc của một tang gian - Vũ Trọng Phụng, Sgk Ngữ văn lớp 11, tập 1)

  • 1
    Xác định bối cảnh hẹp của đoạn văn trên?
    Cảnh đưa tang cụ cố tổ
  • 2
    Nội dung của đoạn văn trên là gì?
    Những người đi đưa tang cụ cố tổ ai cũng có bề ngoài buồn rầu nhưng thực chất là giả tạo, không một chút thương xót người chết ai cũng có mục đích, ý đồ riêng. Trong xã hội thượng lưu thu nhỏ ấy, tình người đã vắng bóng, nhường chỗ cho sự giả dối, toan tính...Những người đi đưa tang đi đưa đám với mục đích là tán tỉnh, hẹn hò, chê bai, bình phẩm nhau. Đúng là một xã hội thiếu tình người.
  • 3
    Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn văn trên?
    Phương thức biểu đạt miêu tả/miêu tả.
  • 4
    Em rút ra bài học gì cho bản thân về "tình người" trong đoạn văn trên?
    Trong cuộc sống này, chúng ta cần đặt tình nghĩa con người lên trên tất cả, cần sống thật, sống đẹp để không hổ thẹn với lương tâm. Nghĩa tử là nghĩa tận, chúng ta cần tôn trọng người đã khuất khi đưa họ về nơi an nghỉ cuối cùng.
  • II. Phần làm văn

    Cảm nhận của anh(chị) về phẩm chất nổi bật của nhân vật quản ngục qua chi tiết sau:

    "Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ".

    (Trích "Chữ người tử tù" – Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 11, Tập một).

    Từ đó, nêu suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa môi trường sống và sự phát triển nhân cách con người.

    a. Mở bài: Giới thiệu một số nét chính về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm. Khái quát phẩm chất về hình tượng nhân vật viên quản ngục từ chi tiết đã dẫn. b. Thân bài: Giải thích, phân tích, so sánh...về vấn đề đặt ra trong đề bài: 6.0 Tâm hồn nghệ sĩ: Là người say mê, quý trọng cái đẹp, có sở thích cao quý, khao khát hưởng thụ cái đẹp. Làm mọi cách để được thưởng thức cái đẹp. Nhân cách cao đẹp: Biết cảm phục, kính trọng tài hoa và nhân cách, chí khí anh hùng của Huấn Cao và có tấm lòng "Biệt nhỡn liên tài". Dám bất chấp luật pháp, kỉ cương để biệt đãi kẻ tử tù, tôn thờ tử tù. Ngục quan có những phẩm chất khiến Huấn Cao cảm kích coi là "một tấm lòng trong thiên hạ" Tác giả coi đó là "một thanh âm...xô bồ". Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo; tính cách nhân vật sinh động; dựng cảnh cổ kính, trang nghiêm với thủ pháp đối lập, tượng trưng; ngôn ngữ tạo hình... Từ đó, nêu lên suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa môi trường sống và sự phát triển nhân cách con người: Môi trường sống tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nhân cách, đạo đức con người (dẫn chứng: Chơi với bạn tốt, học sinh sẽ học tập nhiều cái hay, cái đẹp...). Môi trường sống không lành mạnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhân cách, đạo đức con người (dẫn chứng: Tâm hồn dễ bị vấy bẩn khi chơi với bạn xấu, sống gần nơi có nhiều tệ nạn xã hội, học sinh dễ ảnh hưởng cái xấu...) Con người cũng cần cải tạo môi trường sống, vượt lên, có đủ bản lĩnh...để không chịu tác động xấu từ môi trường sống "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"... c. Kết bài: Khẳng định hình tượng nhân vật viên quản ngục là một hình tượng đẹp, để lại nhiều bài học bổ ích và thể hiện quan điểm nghệ thuật, nhân sinh của tác giả.
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Đánh giá bài viết
1 412
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm