Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 năm học 2015 - 2016 huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9

Nhằm giúp các em được cọ sát khả năng của bản thân và làm quen với các dạng bài tập khác nhau, VnDoc.com xin giới thiệu Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 năm học 2015 - 2016 huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa là đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 THCS. Cùng bắt đầu làm đề ngay thôi nào!

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 năm học 2015 - 2016 huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 năm 2015 tỉnh Thanh Hóa

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • Câu 1

    a. Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, MenĐen đã rút ra được những kết luận gì trong phép lai một cặp tính trạng?

    b.Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp?

    c. Phát biểu nội dung quy luật phân ly và phân ly độc lập. Nêu những điểm khác nhau giữa hai quy luật này.

  • Câu 1a
    Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai MenĐen đã rút ra được 2 kết luận trong phép lai một cặp tính trạng: - Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn. - Quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
  • Câu 1b
    - Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn. Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn (a). Loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai. Quyết định kiểu hình ở đời con lai là giao tử của cơ thể mang tính trạng trội. - Nếu đời con lai đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp: AA x aa → Aa - Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì cơ thể mang tính trạng trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1:1, nó là dị hợp tử: Aa x aa → Aa : aa
  • Câu 1c
    * Nội dung quy luật - Quy luật phân ly: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng P. - Quy luật phân ly độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. * Khác nhau: Quy luật phân ly Quy luật phân ly độc lập - Phản ánh sự di truyền của một cặp TT - F1 dị hợp một cặp gen tạo ra 2 loại giao tử - Phản ánh sự di truyền của hai cặp TT - F1 dị hợp một cặp gen tạo ra 4 loại giao tử - F2 có 4 tổ hợp, 3 kiểu gen, 2 loại kiểu hình với tỷ lệ 3:1 - F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp. - F2 có 16 tổ hợp, 9 kiểu gen, 4 loại kiểu hình với tỷ lệ 9:3:3:1 - F2 xuất hiện biến dị tổ hợp.
  • Câu 2
    Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ có đúng không? Giải thích?
    - Cơ chế sinh con trai, con gái ở người: Ở người, con trai có cặp NST giới tính XY, con gái có cặp NST giới tính XX. Khi giảm phân tạo giao tử, bố cho 2 loại tinh trùng X và Y, mỗi loại chiếm 50%. Mẹ cho 1 loại trứng X. Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng X tạo ra hợp tử XX sẽ phát triển thành con gái. Còn tinh trùng Y thụ tinh với trứng X tạo ra hợp tử XY sẽ phát triển thành con trai. (Nếu HS trình bày bằng sơ đồ đầy đủ thì vẫn cho điểm tối đa) - Quan niệm sinh con trai, con gái là do phụ nữ là không đúng vì theo cơ chế NST xác định giới tính thì việc sinh con trai hay con gái là do người bố quyết định chứ không phải do mẹ quyết định.
  • Câu 3
    Giải thích cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ cơ thể?
    Cơ chế duy trì ổn định bộ NST * Đối với sinh vật sinh sản vô tính: Trong sinh sản vô tính thế hệ mới được tạo thành từ 1 hoặc 1 nhóm tế bào của cơ thể mẹ tách ra không qua thụ tinh. Nguyên phân đảm bảo cho hai tế bào con sinh ra có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của tế bào mẹ. * Đối với sinh sản hữu tính: Cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh Trong sinh sản hữu tính mỗi cá thể được phát triển từ một hợp tử. Nhờ quá trình nguyên phân hợp tử phát triển thành cơ thể mà tất cả các tế bào sinh dưỡng trong cơ thể đều có bộ NST giống bộ NST của hợp tử (2n) Khi hình thành giao tử nhờ quá trình giảm phân các giao tử chứa bộ NST đơn bội (n) giảm đi một nửa so với bộ NST của tế bào sinh dưỡng. Khi thụ tinh sự kết hợp hai bộ NST đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái trong hợp tử đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài.
  • Câu 4

    Có 2 tế bào của một cơ thể ruồi giấm tiến hành nguyên phân liên tiếp 6 lần. 25% số tế bào con tiếp tục giảm phân đã tạo ra được 128 giao tử. Hãy xác định:

    a. Số NST mà môi trường cung cấp cho nguyên phân.

    b. Số NST mà môi trường cung cấp cho giảm phân.

    c. Giới tính của cơ thể.

  • Câu 4a
    Số NST mà môi trường cung cấp cho nguyên phân: 2 x 8 x ( 2 6 – 1) = 1008 NST
  • Câu 4b
    - Số tế bào giảm phân: 25% x 2 x 2 6 = 32 tế bào - Số NST mà môi trường cung cấp cho giảm phân: 32 x 8 = 256 NST
  • Câu 4c
    Theo câu b số tế bào giảm phân là 32, số giao tử được sinh ra là 128. Có 32 tế bào giảm phân tạo ra 128 giao tử -> Giới tính đực.
  • Câu 5

    Ở một loài thực vật gen A quy định tính trạng hạt vàng là trội so với gen a: hạt xanh. Chọn cây hạt vàng dị hợp tử tự thụ phấn thu được 241 hạt lai F1.

    a. Xác định số lượng và tỷ lệ các loại kiểu hình ở F1. Tính trạng màu sắc của hạt lai F1 được biểu hiện trên cây thuộc thế hệ nào?

    b. Muốn xác định kiểu gen của cây mang tính trạng hạt vàng F1 là đồng hợp tử hay dị hợp tử người ta làm như thế nào?

    c. Cho các cây hạt vàng thu được ở F1 giao phấn ngẫu nhiên. Xác định tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở F2.

  • Câu 5a
    *Số lượng và tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1 Theo bài ra ta có sơ đồ lai: P: Aa (vàng) X Aa (Vàng) GP: ½ A : ½ a ½ A : ½ a F1: ¼ AA : ½ Aa : ¼ aa Tỉ lệ KH: ¾ A- : ¼ aa -> Hạt vàng: 241 x ¾ ~ 180 hạt Hạt xanh: ~ 60 hạt. * Màu sắc hạt lai F1 biểu hiện ngay trên cây của thế hệ P.
  • Câu 5b
    Để xác định kiểu gen của cây mang tính trạng hạt vàng F1 là đồng hợp tử hay dị hợp tử có thể dùng các cách sau: - Thực hiện phép lai phân tích: Cho cây hạt vàng lai với cây mang tính trạng hạt xanh. + Nếu kết quả phép lai đồng tính thì tính trạng trội đem lai là thuần chủng (AA). Sơ đồ minh hoạ: AA x aa Aa + Nếu kết quả phép lai phân tính thì tính trạng trội đem lai là không thuần chủng (Aa). Sơ đồ minh hoạ: Aa x aa 1Aa : 1 aa - Có thể cho cơ thể mang tính trạng hạt vàng tự thụ phấn: + Nếu kết quả phép lai đồng tính thì tính trạng trội cần kiểm tra là thuần chủng (AA). Sơ đồ minh hoạ: AA x AA AA + Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 3: 1 thì tính trạng trội cần kiểm tra là dị hợp (Aa). Sơ đồ minh hoạ: Aa x Aa 1AA :2Aa : 1aa
  • Câu 5c
    F1 thu được tỷ lệ: 1AA : 2 Aa : 1aa Cho các cây F1 có tỷ lệ 1/3AA : 2/3 Aa giao phấn ngẫu nhiên, xảy ra các trường hợp sau: 1/3.1/3 ( AA x AA) = 1/9 AA 2.1/3.2/3 ( AA x Aa) = 4/9 ( 1/2AA : 1/2Aa) 2/3.2/3(Aa x Aa) = 4/9 ( 1/4 AA : 2/4Aa : 1/4 aa) Thống kê kết quả thu được ở F2: TLKG: 8/9 A- : 1/9 aa TLKH: 8 hạt vàng : 1 hạt xanh
  • Câu 6

    Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội kí hiệu AaBbDdXY

    a. Xác định tên của loài sinh vật trên.

    b. Kí hiệu các NST được sắp xếp như thế nào trong các kì của giảm phân: kì cuối 1; kì cuối 2.

  • Câu 6a
    Bộ NST lưỡng bội kí hiệu AaBbDdXY tương ứng với 2n = 8 => sinh vật đó là ruồi giấm
  • Câu 6b
    Kí hiệu NST được sắp xếp trong các kì của giảm phân: * Kì cuối 1: Tế bào mang các NST kép bộ NST kép (n) => 16 loại giao tử mang bộ NST kí hiệu là: AABBDDXX, AABBDDYY, AABBddXX, AABBddYY, AAbbDDXX, AAbbDDYY, AAbbddXX, AAbbddYY, aaBBDDXX, aaBBDDYY, aaBBddXX, aaBBddYY, aabbDDXX, aabbDDYY, aabbddXX, aabbddYY. * Kì cuối 2: Tế bào mang các NST đơn bộ NST đơn bội (n) => kí hiệu bộ NST đơn bội có trong 16 loại giao tử là: ABDX, ABDY, ABdX, ABdY, AbDX, AbDY, AbdX, AbdY, aBDX, aBDY, aBdX, aBdY, abDX, abDY, abdX, abdY.
  • Câu 7

    Ở một loài thực vật, phép lai P: AaBbdd x aaBbDd thu được F1. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau.

    a. Xác định tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình ở F1.

    b.Tính xác suất xuất hiện cá thể F1 có kiểu hình lặn ít nhất về 2 tính trạng trong số 3 tính trạng trên.

  • Câu 7a
    a. Tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình ở F1: P: AaBbdd x aaBbDdF1 - Tỉ lệ các loại kiểu gen: (1Aa: 1aa)(1BB:2Bb:1bb)(1Dd:1dd) = 1AaBBDd: 2AaBbDd: 1AabbDd: 1aaBBDd: 2aaBbDd: 1aabbDd: 1AaBBdd: 2AaBbdd: 1Aabbdd: 1aaBBdd: 2aaBbdd: 1aabbdd. - Tỉ lệ các loại kiểu hình: (1/2A- : 1/2aa)(3/4B- : 1/4bb)(1/2D- :1/2dd) = 3/16A-B-D-: 3/16aaB-D-: 1/16A-bbD-: 1/16aabbD-: 3/16A-B-dd: 3/16aaB- 1,0 1,0 dd: 1/16A-bbdd: 1/16aabbdd
  • Câu 7b
    b. Xác suất xuất hiện cá thể F1 có kiểu hình lặn ít nhất về 2 tính trạng trong 3 tính trạng: - aabbD- = 1/2.1/4.1/2 = 1/16 - aaB-dd = 1/2.3/4.1/2 = 3/16 = -> 6/16 - A-bbdd = 1/2.1/4.1/2 = 1/16 - aabbdd = 1/2.1/4.1/4 = 1/16
  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
18
Sắp xếp theo
    🖼️

    Trắc nghiệm Lớp 9

    Xem thêm